Tên 12 Thánh Tông Đồ

thumbnail
Rate this post

Chúa Giêsu cầu nguyện và chọn 12 Thánh Tông Đồ

Trong những ngày đó, Đức Giêsu đã đi ra núi cầu nguyện và suốt đêm Người đã thức cùng Thiên Chúa. Vào sáng hôm sau, Người gọi các môn đệ lại và chọn lấy mười hai người và gọi họ là Tông Đồ.

12 Tông Đồ đó là:

  • Ông Simon, còn được gọi là Phêrô, mà Đức Giêsu đã chọn.
  • Ông Anrê, anh của ông Simon.
  • Ông Giacôbê.
  • Ông Gioan.
  • Ông Philípphê.
  • Ông Batôlômêô.
  • Ông Matthêu.
  • Ông Tôma.
  • Ông Giacôbê con ông Anphê.
  • Ông Simon biệt danh là Quá khích.
  • Ông Giuđa con ông Giacôbê.
  • Ông Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Tên 12 Thánh Tông Đồ trên được trích từ Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 6, 12-16).

Thêm vào đó, còn phải kể đến 3 Tông Đồ nữa:

  • Ông Mátthia, người được các Tông Đồ lựa chọn thay thế Giuđa kẻ phản bội.
  • Ông Phaolô, Tông Đồ dân ngoại, được Đức Giêsu Phục Sinh lựa chọn.
  • Bà Maria Mađalêna, Tông Đồ của các Tông Đồ.

Dưới đây là một số thông tin về từng người trong số 12 Tông Đồ của Chúa Giêsu.

Thánh Phêrô (Simon)

Ông Phêrô từng ba lần từ chối Đức Giêsu vào đêm Người bị bắt, chính xác như lời Đức Giêsu đã báo trước. Tuy nhiên, sau lần từ chối đau thương này, Chúa Giêsu đã tha thứ cho Phêrô và cho ông làm người đứng đầu Giáo hội trên trần gian. Tại biển hồ Tibêria, khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ, Người đã hỏi Phêrô ba lần liệu ông có yêu Người không. Phêrô đều đáp “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Và Đức Giêsu đã dặn với Phêrô “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.

Thánh Phêrô trở thành thủ lãnh trong số 12 Thánh Tông Đồ. Nhờ ơn Thánh Thần, Thánh Phêrô là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho người Do Thái. Bất cứ nơi nào trong Tân Ước nhắc đến 12 Tông Đồ đầu tiên, Phêrô luôn được đề cập đầu tiên.

Theo truyền thống, người ta tin rằng Thánh Phêrô đầu tiên đến Antiôkia và thành lập một cộng đồng ở đó. Ngài không ở lại lâu, nhưng ngài được biết đến với tư cách là giám mục đầu tiên của Antiôkia. Sau đó, ngài có thể đã đến thăm Côrintô trước khi đến Rôma.

Tại Rôma, Thánh Phêrô đã giúp thành lập cộng đồng Kitô giáo và cuối cùng đã tử vì đạo tại Hí trường vào thời hoàng đế Nero vào khoảng năm 64 sau Công nguyên ở Rôma. Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican được xây dựng trên phần mộ của Thánh Phêrô.

Thánh Phaolô

Mặc dù không nằm trong số 12 Thánh Tông Đồ đầu tiên, nhưng Thánh Phaolô được Đức Giêsu Phục Sinh chọn là “lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen”.

Phaolô là một trong những người thù ghét Kitô giáo cực đoan nhất. Ông là người chứng kiến và ủng hộ việc ném đá thánh Stêphanô. Ông đã rất nhiệt thành đi lùng bắt các Kitô hữu và đưa họ đến giới cầm quyền Do Thái để bị hành hình.

Trên đường đến Đamát để bắt thêm những người tín hữu, Phaolô đã gặp Đức Giêsu và trở nên mù lòa và hoán cải. Ông đã được một môn đệ của Chúa Giêsu truyền lệnh tới chữa lành sự mù lòa của mình. Phaolô chịu báp bênh và trở thành một Kitô hữu vào ngày đó.

Từ đó, Phaolô trở thành người rao giảng Tin Mừng mạnh mẽ nhất, là Tông Đồ dân ngoại. Ông đã thiết lập ít nhất 14 cộng đồng Kitô hữu và truyền giáo cho hàng nghìn người khi đi qua Trung Đông và vào châu Âu trong bốn chuyến đi truyền giáo khác nhau. Các thư gửi đến các cộng đồn do Phaolô khởi lập chiếm phần lớn Tân Ước.

Thánh Tôma

Thánh Tôma đã nghi ngờ khi nghe tin Đức Kitô phục sinh và chỉ tin sau khi ông được chạm vào các vết thương trên thân thể của Người. Trong số 12 Thánh Tông Đồ, Tôma là người duy nhất không tin cho đến khi kiểm tra bằng việc chạm vào các vết thương trên tay và cạnh sườn của Đức Kitô.

Theo Grêgôriô Cả, không phải ngẫu nhiên mà Tôma không có mặt khi Đức Kitô hiện ra với các Tông Đồ khác. “Với cách kỳ diệu, lòng thương xót của Thiên Chúa đã trích định cho môn đệ này, khi chạm vào các vết thương trên thân thể của Ngài, sẽ chữa lành vết thương hoài nghi của chúng ta. Sự hoài nghi của Tôma đã tác động đến đức tin của chúng ta nhiều hơn là bởi đức tin của các môn đệ khác”.

Thánh Tôma là chứng nhân cho chúng ta, đôi mắt và đôi tay của ông cũng là đôi mắt và đôi tay của chúng ta, chúng ta không còn nghi ngờ. Đức Kitô đang sống.

Thánh Tôma được biết đến rộng rãi nhờ những nỗ lực truyền giáo ở Ấn Độ. Có một câu chuyện phổ biến về một trong những chuyến đi của ông tập trung vào việc trở lại đạo của một vị vua địa phương “đa nghi”. Thánh Tôma qua đời vào khoảng năm 72 sau Công nguyên và phần mộ của ông được đặt tại Mylapore, Ấn Độ.

Thánh Giacôbê

Hai anh em Giacôbê và Gioan cùng với Phêrô là nhóm thân cận, gần gũi nhất với Đức Giêsu. Họ đồng hành với Người trong ba biến cố đặc biệt: con gái của ông Giaia sống lại, biến hình trên núi Tabo và tại vườn Giếtsêmani vào đêm trước cuộc khổ nạn.

Ba vị này được coi là nhóm thân cận, gần gũi nhất với Đức Giêsu trong số 12 Thánh Tông Đồ. Giacôbê được biết đến với tên Giacôbê Tiền, chỉ để phân biệt ông với một Tông Đồ khác cũng tên Giacôbê, là Giacôbê Hậu.

Thánh Giacôbê Tiền là Tông Đồ đầu tiên đổ máu vì Đức Giêsu, khi bị sát hại theo lệnh vua Hêrôđê Agríppa vào năm 44, để làm “đẹp lòng người Do Thái”. Trong Sách Công Vụ Tông Đồ có đoạn viết: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gio-an.”

Ngài qua đời tại Giêrusalem, nhưng phần mộ của ngài không ở gần vị trí này. Sau khi qua đời, thi hài của ngài được chuyển đến Tây Ban Nha và hiện đang được đặt tại Santiago de Compostela. Phần mộ của ngài là điểm đến của các cuộc hành hương diễn ra trong hàng thế kỷ, gọi là El Camino, và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.

Thánh Gioan

Thánh Gioan là Tông Đồ duy nhất đứng bên thánh giá khi Đức Giêsu chịu đóng đinh, trong khi những người khác đều đã bỏ chạy. Từ thánh giá, Đức Giêsu đã trao Đức Maria, mẹ Người cho Gioan chăm sóc, để cho thấy sự gắn kết độc nhất giữa Đức Giêsu và Gioan.

Là tác giả của Phúc âm Gioan và Sách Khải Huyền, thánh Gioan là người duy nhất trong 12 Thánh Tông Đồ không bị tử vì đạo. Trong sách Khải Huyền, ngài viết từ đảo Pátmô, Hy Lạp, “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pátmô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu.”. Ngài qua đời vào khoảng năm 100 sau Công nguyên và được chôn cất gần Êphêsô.

Thánh Philípphê và Batôlômêô

Tại miền Galilê, Đức Giêsu đã kêu gọi Philípphê làm Tông Đồ. Sau đó, Philípphê tìm đến Batôlômêô (còn gọi là Nathanaen) và nói với ông rằng Ðấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, từ Nadarét.

Sau đó, ông Batôlômêô đã không tin: “Từ Nadarét, làm sao có gì hay được?”. Bất chấp sự từ chối này, Philípphê vẫn dẫn Batôlômêô đến với Đức Giêsu, để ông tự kiểm chứng Đức Giêsu.

Khi Chúa Giêsu nói một lời “Trước khi Philípphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi”, Batôlômêô liền nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia đích thực. Ông nói: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ítraen!”.

Lời tuyên xưng này không khác gì lời tuyên xưng của Phêrô nhiều tháng sau đó: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Về phần Philípphê, sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, người ta biết rất ít về những nỗ lực truyền giáo của ông. Nhưng người ta tin rằng ông đã rao giảng ở nhiều khu vực khác nhau. Người ta tin rằng ông đã tử vì đạo và phần mộ của ông được đặt tại Nhà thờ Santi Apostoli ở Roma.

Về phần Batôlômêô, người ta biết rất ít về những nỗ lực truyền giáo của ông. Nhiều truyền thống khác nhau nói rằng ông đã rao giảng ở nhiều khu vực khác nhau. Người ta tin rằng ông đã tử vì đạo và hài cốt của ông hiện đang được đặt tại Nhà thờ Thánh Bathôlômêô trên hòn đảo duy nhất của dòng sông Tiber, ở Roma.

Thánh Giacôbê Nhỏ (Hậu)

Giacôbê Hậu là vị thủ lãnh có ảnh hưởng của giáo đoàn Giêrusalem và có tiếng nói quyết định tại Hội đồng Giêrusalem năm 50, nơi các Tông Đồ quyết định loan truyền giáo huấn của Đức Giêsu cho dân ngoại.

Giacôbê đã ủng hộ ý tưởng không yêu cầu dân ngoại trở thành người Do Thái trước khi trở thành Kitô hữu. Giacôbê đã viết một lá thư gửi đến dân ngoại, chỉ đòi hỏi những ai muốn trở thành Kitô hữu phải từ bỏ việc cúng tế ngoại giáo.

Những hành động này đã vượt qua trở ngại lớn trong việc hoán cải và rửa tội cho những người ở mọi quốc gia, không chỉ người Do Thái. Thánh Giacôbê Hậu cũng được xem là tác giả của Thư Giacôbê trong Tân Ước.

Các học giả tin rằng Thánh Giacôbê Nhỏ là tác giả của “Thư Thánh Giacôbê” được tìm thấy trong Tân Ước. Sau khi các Tông Đồ phân tán và rời khỏi Giêrusalem, Thánh Giacôbê vẫn ở lại và trở thành giám mục đầu tiên trong thành phố thánh.

Ngài ở đó trong vài thập kỷ cho đến khi bị chính quyền Do Thái ném đá đến chết vào năm 62. Một số di tích của ngài có thể được tìm thấy ở Vương Cung Thánh Đường Santi Apostoli, ở Roma. Người ta cũng tin rằng phần mộ của ngài được đặt tại Nhà thờ Thánh Giacôbê ở Giêrusalem.

Thánh Mátthêu

Mátthêu là viên thuế cho người Rôma đang chiếm đóng ở Galilê, là người duy nhất trong số 12 Thánh Tông Đồ làm nghề này. Người Do Thái ghét người thuế, vì họ làm việc cho người Rôma và thường gian lận đối với dân chúng. Đức Giêsu thấy Mátthêu “ngồi ở trạm thuế. Ngài bảo ông: ‘Hãy theo tôi!’ Ông đứng dậy và đi theo Người.”

Trong mắt người Do Thái, Mátthêu là một kẻ đáng khinh, một kẻ bị ruồng bỏ không hơn gì tội nhân do công việc thu thuế của ông. Nhưng Đức Giêsu, với tình yêu và lòng thương xót, đã thấu hiểu tấm lòng Mátthêu. Người đã kêu gọi ông trở thành một trong 12 Thánh Tông Đồ.

Thánh Mátthêu đã từ bỏ mọi sự để đi theo và tin vào Đức Kitô. Mặc dù không có nhiều thông tin về Thánh Mátthêu, nhưng có bằng chứng cho thấy Thánh nhân đã đi truyền giáo ở Ấn Độ và trở thành vị Thánh bảo trợ của đất nước này.

Là một trong bốn tác giả sách Tin Mừng, Thánh Mátthêu được biết đến nhiều nhất qua Phúc Âm của ngài. Ngài đã rao giảng cho các cộng đồn khác nhau ở Địa Trung Hải trước khi tử đạo ở Êthiopia. Phần mộ của ngài nằm trong nhà thờ lớn ở Salerno, Ý.

Thánh Anrê

Ông Anrê là một trong nhóm Tông Đồ được chọn đầu tiên và là người đầu tiên gọi Đức Giêsu là Đấng Mê-si-a; do đó, ông rất gắn bó với Đức Giêsu.

Sau Lễ Ngũ Tuần, nhiều truyền thống cổ xưa cho thấy Thánh Anrê, anh trai của Thánh Phêrô, là Tông Đồ cho người Hy Lạp. Người ta tin rằng ông đã rao giảng cho các cộng đồn Hy Lạp và đã tử vì đạo tại Patras trên một cây thánh giá hình chữ X. Các thánh tích của ông cuối cùng đã được chuyển đến nhà thờ Duomo ở Amalfi, Ý.

Thánh Simon Nhiệt thành

Ông Simon có thể là thành viên của một nhóm Do Thái gọi là nhóm Nhiệt thành, những người kiên quyết với đức tin Do Thái giáo và ghét người Rôma. Đức Giêsu đã chinh phục được Simon, và vị Tông Đồ này đã chuyển lòng nhiệt thành và sức lực của ông vào sứ điệp của Đức Kitô.

Simon thường được miêu tả cùng với Giuđa Tađêô và một số người tin rằng hai cùng nhau giảng đạo như một cặp. Điều này một phần là do truyền thống cho biết cả hai đồng thời đã tử đạo ở Beirut, Lybăng trong cùng năm 65 sau Công nguyên. Một số di tích của thánh Simon Nhiệt thành được cho rằng nằm trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Roma.

Thánh Giuđa Ítcariốt

Trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu và Máccô, ông Giuđa được gọi là Tađêô, và theo Thánh Luca thì được gọi là Giuđa. Thánh Gioan cũng gọi ông là Giuđa trong Bữa Tiệc ly.

Là một trong số 12 Tông Đồ, Giuđa lại không giống như Giuđa Tađêô. Ông Giuđa đã thông đồng với các thượng tế để phản bội Đức Giêsu và nhận 30 đồng bạc.

Trong Bữa Tiệc ly, Đức Giêsu biết về kế hoạch của Giuđa và sau khi rửa chân cho các Tông Đồ, Người tiết lộ về người sẽ phản bội. Người đã xác định đó là Giuđa khi nói “Anh làm gì thì làm mau đi!”. Ngay trong đêm đó, Giuđa đã dẫn toán quân tới và chỉ cung cấp thông tin về Đức Giêsu là thủ lĩnh của nhóm. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Giuđa cố gắng trả lại tiền nhưng người Do Thái từ chối, vì vậy ông đã “ra đi thắt cổ”.

Thánh Maria Mađalêna – Tông đồ của các Tông đồ

Vào tháng 7 năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nâng ngày lễ kính của Thánh nữ Maria Mađalêna lên bậc lễ kính, cùng bậc lễ với các Thánh Tông Đồ. Ngoài Đức Mẹ, bà là người phụ nữ duy nhất được Giáo hội tôn kính như thế.

Maria Mađalêna đã đi khắp Galilê với Đức Giêsu và các Tông Đồ, “lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các Tông Đồ”. Bà theo Đức Giêsu lên Giêrusalem và đã hiện diện lúc Chúa chịu đóng đinh, cùng với Gioan, chứ không phải bỏ trốn như các Tông Đồ khác.

Vào buổi sáng phục sinh đầu tiên, Tin Mừng thuật lại Đức Giêsu đã gặp bà trước tiên. Người sai bà đến với các Tông Đồ. Bà nói với họ “Tôi đã thấy Chúa”. Bà chính là người đầu tiên thông báo Tin Mừng về Phục Sinh của Đức Kitô. Các Tông Đồ sau đó đã lan truyền Tin Mừng cho toàn thế giới. Vì vậy, dù không nằm trong số 12 Thánh Tông Đồ, bà lại được gọi là Tông đồ của các Tông Đồ.

Cái chết của 12 Thánh Tông Đồ

12 Thánh Tông Đồ đã chết theo các cách khác nhau như sau:

  • Thánh Phêrô tử vì đạo tại Hí trường (Colosseum) Nero vào khoảng năm 64 sau Công nguyên ở Rôma.
  • Thánh Anrê tử vì đạo tại Patras trên một cây thánh giá hình chữ X tại Hy Lạp.
  • Thánh Giacôbê đã bị chém đầu bởi lệnh vua Hêrôđê vào năm 44 sau Công nguyên ở Giêrusalem.
  • Thánh Gioan là tông đồ duy nhất không bị tử vì đạo. Ngài qua đời vào khoảng năm 100 sau Công nguyên và được chôn cất gần Êphêsô.
  • Thánh Philípphê đã tử vì đạo vào khoảng năm 80 sau Công Nguyên tại Hy Lạp.
  • Thánh Bathôlômêô được tin rằng đã tử vì đạo và hài cốt của ngài hiện đang được đặt tại nhà thờ Thánh Bathôlômêô trên hòn đảo duy nhất của dòng sông Tiber, ở Rôma.
  • Thánh Mátthêu đã tử đạo ở Êthiopia. Phần mộ của ngài nằm trong nhà thờ lớn ở Salerno, Ý.
  • Thánh Giacôbê Nhỏ (Hậu) đã tử đạo, bị chính quyền Do Thái ném đá đến chết vào năm 62 tại Giêrusalem.
  • Thánh Giuđa Tađêô đã tử đạo vào khoảng năm 65 sau Công nguyên tại Beirut, Lybăng.