Đồng bạc trắng hoa xoè – Ma Văn Kháng

Rate this post

Một cuốn sách tràn ngập không khí rừng núi, sử thi.

Ma Văn Kháng đã bắt đầu câu chuyện Đồng bạc trắng hoa xòe bằng chính sự ồn ào, xô bồ và bát nháo mở ra bức tranh hiện thực khắc nghiệt của xã hội cũ.

Đồng bạc trắng hoa xòe | Đồng bạc trắng hoa xòe | Đinh Tị Books

Phần lớn nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện về một số cán bộ cách mạng thực hiện cuộc viễn hành quả cảm và lãng mạn đến các thổ ty miền Đông của tỉnh, đem tiếng nói của cách mạng đến gần bà con các dân tộc đang trong vòng tù ngục của chế độ thổ ty cha truyền con nối. Và hơn lúc nào hết, những người cách mạng với sứ mệnh đập tan bè lũ phản động Việt gian Quốc dân Đảng, thiết lập chính quyền cách mạng tại đây và nhanh chóng gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Với cách viết và xây dựng nhân vật của nhà văn, người đọc có thể thấy rõ bức tranh xã hội đa chiều qua hệ thống nhân vật đầy chiều sâu. Tác giả đã không chủ đích lựa chọn nhân vật nào là chính, nhân vật nào là phụ mà mỗi nhân vật là mỗi cá tính riêng biệt, được phát triển tâm lý, tính cách và nhân vật phụ không hề ít “đất diễn” hơn tuyến nhân vật chính.

Điểm cộng nổi bật nữa của tác phẩm này nằm ở sự thay đổi không gian. Không gian được dịch chuyển liên tục, các nhân vật thỏa sức vùng vẫy, thể hiện cá tính của mình. Mạch truyện chảy khá nhanh giúp độc giả tiếp nhận nhiều sự việc, nhiều hành động, nhiều thông tin, tri thức quý báu về người dân tộc thiểu số cùng một lúc.

Toàn bộ những vấn đề phức tạp ở vùng cao nói chung và giáo dục nói riêng được Ma Văn Kháng mô tả tỉ mỉ, sinh động. Đặc biệt, sự đan xen hài hòa giữ yếu tố kì ảo, bay bổng và yếu tố thực tại khắc nghiệt, xô bồ phần nào cho thấy được dụng làm bật lên nét tương phản rõ rệt của tác giả trong việc khai thác tính cách nhân vật đứng trên hai bờ tuyến tính thiện – ác phân minh. Dù cho nhiều nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe xảy ra hiện tượng hành động lấn át đi tâm lý, chưa khám phá con người trong con người nhưng nhìn chung, tác giả đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng hệ thống hình tượng sinh động cụ thể.

Một tác phẩm chất lượng, đậm chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc trong công cuộc giác ngộ Cách mạng, về những người con của núi rừng lam lũ quanh năm nhưng vẫn vẹn nguyên nét thật thà, đôn hậu và chất phác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *