Review Sách “Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương 1”: Nghệ Thuật Giáo Dục Con Cái Mà Bố Mẹ Đều Cần Học

thumbnail
Rate this post

Bạn có thể thất bại trong hôn nhân, sự nghiệp, nhưng hãy đừng thất bại trong việc nuôi dạy con trẻ – bởi đó là thất bại lớn nhất trong cuộc đời chúng ta. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn được nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”. Vậy, cần dạy dỗ con cái như thế nào? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của Sara Imas.

Điều tuyệt vời nhất mà mọi gia đình đều muốn có đó chính là tiếng cười đùa của những đứa trẻ, nhìn những đứa con của cùa mình ngoan ngoãn, từng ngày trưởng thành và từng bước thành công. Vì thế, muốn trở thành một người cha, một người mẹ đúng mẹ đúng nghĩa quả không dễ dàng. Tôi đã thấy sự khó khăn của bác hàng xóm khi chăm cậu nhóc 3 tuổi quá hiếu động, và tôi đã nhìn thấy nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ tôi khi hàng ngày phải lo cho hai anh em từng bữa ăn ngon, rồi hì hục dọn dẹp nhà cửa,… Tình cờ tôi biết đến quyển sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của tác giả Sara Imas, tôi đã bắt gặp được hình ảnh của mẹ tôi, của cô hàng xóm và của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Cuốn sách là một tấm gương để các bà mẹ nhìn vào, đó là những quan điểm cổ hữu, cách dạy con sai lầm thoi thúc chúng ta tìm cách thay đổi, tìm ra một phương pháp dạy con đúng đắn.

Tóm tắt sách:

Chương I: Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Makarenko, nhà giáo dục nổi tiếng từng so sánh: “Nếu bạn muốn con mình chết vì ngộ độc, hãy cho nó uống một liều thuốc mà bạn gọi là hạnh phúc”. Yêu thương con, không sai nhưng bạn đừng ngộ nhận giữa thương con và nuông chiều con. Sự thật là, chúng ta không hề sợ việc bố mẹ không thương con mà chỉ lo rằng họ không biết cách dạy con khi tình yêu bạn dành cho con giống như bọt bia, luôn có xu hướng trào dâng. Vậy phải yêu thương con như thế nào là đúng cách?

Hãy tham khảo cách nuôi dạy con của người Do Thái – vốn được xem là khuôn mẫu về phương pháp giáo dục con tiến bộ mà nhiều người đang tìm kiếm và áp dụng. Với mục đích là mang lại lợi ích suốt đời cho con chứ không đáp ứng nhu cầu tạm thời cho con. Trước khi họ cho con cái học tri thức, họ đều trang bị cho trẻ một số kĩ năng làm việc. Đối với họ, một người đến ơm cũng hông biết nấu thì không có tư cách để nghiên cứu học vấn. Một nhà giáo dục học Israel nhận định: Những đứa trẻ ăn ngon mặc đẹp quen được gia đình đáp ứng mọi đòi hỏi của mình trong một thời gian dài sẽ hình thành nên nhận thức sai lầm, trẻ nghĩ rằng những việc cha mẹ làm vì yêu thương con cái là lẽ đương nhiên, xưa nay vẫn vậy. Từ đó, trẻ tự cho mình là trung tâm vũ trụ, dù bạn đặt ra quy định gì đi nữa cũng chẳng ăn thua. Thực ra, không có người bất hạnh, chỉ có sự giáo dục bất hạnh. Không có đứa con bất hiếu mà chỉ có đứa con chẳng may tiếp nhận một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu mà thôi!

Bốn sai lầm lớn nhất trong cách thương yêu con:

  • Giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuật.
  • Đáp ứng mọi đòi hỏi của con.
  • Biết yêu mà không biết dạy.
  • Chăm sóc quá mức, quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức.

Để giải quyết những sai lầm trên, cần phải có một cẩm nang và được tóm gọn trong tám chữ: Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.

  • Yêu con trên nguyên tắc có làm có hưởng.
  • Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn.
  • Lùi một bước, biết buông tay.

Nhiều người cho rằng phương pháp giáo dục này liệu có quá tàn nhẫn đối với con trẻ, và câu trả lời là không. Nó sẽ không làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái xấu đi, tồi tệ đi mà ngược lại nó còn tăng tính liên kết và thêm cảm giác an toàn cho trẻ. Mục đích của Imas không phải ép buộc bạn thay đổi cách dạy con mà chỉ muốn giới thiệu cho bạn cách mà bà đã dùng suốt bao nhiêu năm để giờ đây những đứa con của bà đều thành đạt. Vì thế, hãy suy nghĩ và thay đổi trước khi quá muộn.

Chương II: Yêu con trong nguyên tắc tự làm tự hưởng

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng: yêu con bao nhiêu cũng không đủ, họ cứ nghĩ cho con vào trường học tốt, cung cấp những dưỡng chất tốt nhất, xây dựng lô cốt an toàn nhất thì chắc chắn tạo ra anh tài, tuấn kiệt.

Chưa có kỹ năng làm việc, bạn vẫn có thể học tập tốt, nhưng chưa biết vận dụng tri thức vào thực tiễn lao động thì cuộc đời của bạn không thể đơn hoa kết trái, ngược lại còn dẫn đến tội ác. (Trích “Talmudh”)
Không thể phủ nhận việc trang bị kiến thức vững chắc là điều không cần thiết nhưng bên cạnh đó kỹ năng sinh tồn cũng quan trong không kém. Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi, nhưng vẫn mãi loay hoay tìm kiếm vị trí lý tưởng trong xã hội. Thượng đế tạo ra con người đó là điều vô cùng tuyệt vời. Vì thế trách nhiệm của chúng ta là sống thật tốt quãng thời gian mà Chúa trời đã ban tặng cho ta. Không một đứa trẻ nào là hoàn hảo cả, chỉ có những đứa trẻ hoàn hảo được sinh ra từ phương pháp giáo dục hoàn hảo mà thôi!

Người Do Thái có có một phương pháp đặc biệt về giáo dục kỹ năng quản lý tài sản cho con cái ngay từ khi trẻ lên ba hoặc bốn tuổi, họ muốn con mình biết rằng muốn làm ra đồng tiền cần phải bỏ công sức chứ không thể “ngồi không ăn bát vàng”. Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ của đồng tiền. Vì thế, thay đổi quan điểm hiện tại của bạn là điều rất cần thiết, nó như một cuộc cách mạng để thay đổi một cuộc đời. Hãy dạy con trẻ biết được nguyên tắc có làm có hưởng và quản lý tài sản của mình.

Bên cạnh việc giáo dục con trẻ biết quý trọng đồng tiền, lao động chăm chỉ để gặt được thành quả thì việc bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc việc đánh giá kĩ năng sinh tồn. Không phải bằng cách đẩy chúng ra ngoài xã hội để chúng tự bương chãi hay bỏ mặc cho chúng tự giải quyết vấn đề của chính mình. Đã có người từng nói: “Những đứa trẻ sinh ra chính là bản sao của chính bạn”. Quả thực rất đúng, bạn đối xử với những người xung quanh như thế nào thì các con của bạn sẽ đối xử với người khác như vậy; bạn giải quyết những vấn đề giữa bố mẹ và con cái như thế nào thì chúng sẽ giải quyết y hệt vậy… Bạn chính là người thầy giáo dục con em mình kĩ năng giao tiếp để chúng có thể tồn tại. Đừng tạo ra những bản sao chỉ biết đến việc học, làm việc một cách máy móc, rập khuôn mà không biết thế nào là giao tiếp.

Một là phải nghe lời đối phương nói với thời gian nhiều hơn gấp đôi thời gian mình nói. Hai là phải đưa ra nhiều câu hỏi, vì nhu cầu trao đổi thông tin và tri thức là khởi đầu của mối quan hệ giửa con người với con người.

Là những người chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh, vô tư và cam chịu nhất trên đời, cha mẹ luôn dành tất cả những gì mình có cho những đứa con thân yêu của mình. Chính quan niệm này đã đẩy những đứa con của bạn trở nên thiếu tự lập và gặp khó khăn trong cuộc sống. Một quan niệm sai lầm sẽ dẫn đến những kết cục sai lầm. Vì thế hãy thay đổi khi chưa quá muộn, cơ hội luôn thuộc về những người biết nắm bắt cơ hội, sẵn sang thay đổi để thay đổi cuộc đời.

Chương III: Trì hoãn sự thỏa mãn trên danh nghĩa tình yêu

Nhà tâm lý học Mỹ Erich Fromm từng nói: Yêu là một nghệ thuật, chúng ta cần phải học tập thì mới nắm bắt được nó. Mỗi người cha người mẹ phải thông qua quá trình tìm tòi và nổ lực thì mới biết thế nào là yêu.

Ham muốn của con người là vô hạn, nhưng ta chỉ có thể thỏa mãn được rất ít, còn vô số những ham muốn khác thì vĩnh viễn không thể đáp ứng được. Khi bạn thỏa mãn những yêu cầu của con thì chính bạn đã vô tình biến chúng trở nên ỷ lại, luôn có cảm giác hạnh phúc và an toàn trong cái vỏ bọc do chính bố mẹ tạo ra. Chúng cảm thấy có được mọi thứ quá dễ dàng. Từ đó, những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng tăng và không có điểm dừng. Sau này khi trưởng thành chúng sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với xã hội, chúng luôn muốn mọi thứ theo ý mình. Bạn hãy học cách từ chối sự thỏa mãn của con trẻ ở độ vừa phải, đẩy lùi cảm giác thỏa mãn, tăng sức chịu đựng của chúng lên và hãy mua ngay “bảo hiểm tâm lý” cho trẻ nhé! Hãy cho con em bạn biết rằng: Phạm vi hưởng thụ của mỗi người đều có giới hạn, bỏ ra một đồng thì phải phát huy hết giá trị của một đồng ấy. Còn nếu con muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình thì bắt buộc con phải có điều kiện sống tốt hơn dựa vào nỗ lực của chính bản thân mình, chứ không phải dựa vào bất cứ một bàn tay nào khác.

Ở Israel, các bậc phụ huynh không bao giờ để con em mình sống trong điều kiện sung túc, họ cho con em mình vào “ngôi trường khổ ải” vì muốn chúng loại bỏ sự yếu ớt, coi chịu khổ là vinh quang, coi ý chí kiên định là cao thượng, xây dựng giá trị quan phù hợp với tự nhiên, có bản lĩnh và biết cách thích nghi với cuộc sống thực tế đầy khắc nghiệt. Đó mới thực sự là tình yêu đích thực dành cho con trẻ.

Chương IV: Càng yêu con càng cần lùi bước

Vì phụ huynh Do Thái rất chú trọng việc “buông tay” con, nên trẻ đến mười tám tuổi đã có đủ hành trang bước vào đời một cách độc lập. Ngày nay, có vô số bố mẹ vô tình trở thành bảo mẫu của con, việc gì cũng muốn giúp con thực hiện, con làm gì cũng theo dõi, quan sát. Họ luôn đặt ra vô vàn những cây hỏi trong đầu và xem sự lo lắng đó là lý do, là “quyền” mà mình có thể đi vào cuộc đời của con một cách không kiểm soát. Đã đến lúc bạn học cách buông tay, buông chân để con trẻ tự vùng vẫy trong biển trời. Như vậy trẻ mới có thể vượt qua sóng gió mà không sợ bị nhấn chìm.

Hãy thôi thúc niềm đam mê học tập ở trẻ. Israel, để tạo sự hứng thú đọc sách cho con trẻ ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh luôn đặt những quyển sách với họa tiết bắt mắt, những quyển sách tranh màu đẹp, rồi họ nhỏ một giọt mật ong lên trang sách để con ngầm hiểu rằng đọc sách sẽ có mật ngọt: những tri thức con học được từ trong sách vở có thể giúp con loại bỏ mọi phiền muộn và cảm nhận được mật ngọt của cuộc sống này.

Thoi thúc tinh thần học tập của trẻ là một phần, bén cạch đó bạn hãy giúp trẻ định hướng tương lai của mình. Nhưng không phải bạn là người sẽ thay con vẽ nên tương lai mà hãy để chính con tự quyết định. Bọn trẻ sẽ thích thú hơn khi chúng tự vẽ nên, hoạch định nên kế hoạch cuộc đời mình. Sẽ hạnh phúc và tuyệt vời bao nhiêu khi bạn được trở thành cố vấn, một vị quân sự có trách nhiệm và nhận được sự tin tưởng của con mình. Tôi còn nhớ, ngày tôi quyết định đặt bút chọn vào một trường Y, bố tôi đã nói với tôi rằng: “Nếu con chọn học Y vì những hào nhoáng mà con thấy qua tivi, qua những người xung quanh nói, hay vì con thấy sức học của mình tốt nên quyết định chọn học Y thì bố khuyên con đừng theo học nữa. Nghề bác sĩ vô cùng vất vả, trước hết con phải mất 6 năm theo học đại học, sau đó con sẽ bắt đầu đi viện, trực đêm, con sẽ không có nhiều thời gian cho bản thân mình mà luôn phải nghĩ đến bệnh nhân. Một khi không chịu được nữa thì con lại từ bỏ, như vậy rất lãng phí. Còn nếu con đam mê nghề này vì mong muốn được cứu người, vì sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người chứ không phải vì tiền thì con hãy đặt bút và vẽ nên tương lai của mình. Bố không muốn quản thúc hay chi phối con, chỉ mong con có thể chọn đúng được điều mà con mong muốn và thực sự thành công.”

Các phụ huynh hãy mạnh dạn giao cuộc đời của con trẻ cho chúng tự chịu trách nhiệm, hãy để chúng tự sắp xếp, phân bố thời gian học tập, vui chơi, tự lựa chọn ngành nghề tương lai, tự quyết định hai mươi bốn giờ phải làm gì? Khi chúng xác định được tọa độ cuộc đời thì bạn không phải suốt ngày lo lắng như lúc vừa mới bắt đầu đâu.

Chương V: Cha mẹ nhẫn tâm để yêu thương con sâu đậm

Phương pháp “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” được tạo ra để gắn chặt thêm tình cảm gia đình. Nhưng chỉ một sai lầm nhỏ thì mục đích của phương pháp này sẽ bị chệch hướng ngay. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, không thể mang ra cân đo đong đếm và đang tồn tại vô hình xung quanh ta. Nếu không chú tâm bồi dưỡng tình cảm thì nó sẽ dần dần cách xa và biến mất ra khỏi cuộc đời bạn. Cho con trẻ tự do quyết định mình sẽ làm gì không có nghĩa là bạn sẽ đứng ngoài cuộc và chẳng quan tâm gì đến cả. Hãy luôn nhớ rằng, dù thế nào bạn sẽ mãi là vị quân sự đầy tín nhiệm mà con bạn sẽ tìm đến mỗi khi chúng cần. Quan tâm không đồng nghĩa với quản lý, yêu thương không đồng nghĩa với đáp ứng mọi yêu cầu của con. Việc bạn “nhẫn tâm” cho con bạn va vấp với cuộc đời này càng sớm thì chúng sẽ tự lập, mạnh mẽ, kiên cường sớm hơn những người bạn cùng trang lứa và chắc chắn chúng sẽ thành công sớm hơn nếu chúng thực sự cố gắng.

Có thứ tình yêu giống như dòng nước mát, sau khi làm thỏa mãn cơn khát trong cổ họng của con, nó sẽ không để lại dấu vết gì; có thứ tình yêu lại giống như giọt máu đào đi sâu vào thể xác và tinh thần của con, suốt đời chảy trong người con, ban cho con sức mạnh.

Phần kết

Mỗi đứa trẻ khi vừa chào đời đều là những trang giấy trắng, những gì chúng thấy được, học được, vấp ngã đều sẽ là hành trang quý giá để chúng bước vào đời. Phương pháp giáo dục sai thì tờ giấy ấy sẽ chỉ tòan màu đen ảm đạm, còn giáo dục khôn ngoan không chỉ giúp cho trẻ định hướng được tương lai, tự lập và thành công trong cuộc sống mà còn giúp cho những bậc phụ huynh thở phào nhẹ nhõm và chỉ việc nhìn con mình từng ngày trưởng thành. Tình yêu thương như một mảnh ghép xếp hình, nếu đặt đúng chỗ thì nó sẽ là một bức hình hoàn hảo, nếu đặt sai chỗ thì nó sẽ mãi là những mãnh ghép bơ vơ, lạc lõng mà thôi. Dạy con cũng cần phải học vì không ai sinh ra đã trở thành thiên tài, phải qua quá trình rèn luyện, có vấp ngã thì mới có được thành công. Quyển sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của Sara Imas sẽ phần nhiều giúp bạn hiểu ra mình đang ở đâu và cần phải làm gì là tốt nhất cho con. Chúc cho các bậc phụ huynh thành công!

Review Sách