Đầu tiên mình biết đến Rushdie qua tiểu thuyết Những đứa con của nửa đêm, cuốn sách đã làm nên tên tuổi của ông và mang về cho ông giải Man Booker Prize. Và ấn tượng của mình là… khó đọc! Một tiểu thuyết kỳ ảo đầy những thần thoại Ấn Độ rồi đạo này đạo nọ rối rắm hầm bà lằng như một cái nồi lẩu luôn híc híc. Mình đọc được nửa rồi bỏ, và tuy rất muốn yêu thương Rushdie nhưng những cuốn sau của ông Nhã Nam làm mình cũng rén chẳng dám mua, sợ lại không đọc được. Thế mà chả hiểu sao khi Tao Đàn ra Nhà Golden thì mình hóng kinh khủng. Cơ bản là đọc tóm tắt trên goodread thấy khá thú vị. Lại thêm cái bìa sang quá sang ^^ (lâu lắm mới thấy Tao Đàn làm bìa đẹp ) nên mình hốt luôn. Kết quả là không hề hối hận hehe
Truyện kể về một gia đình bốn cha con bỏ trốn quê hương đến nước Mỹ làm lại cuộc đời gồm: Nero Golden – trưởng lão thất thập cổ lai hy ồn ào, cục súc, nhưng toát mùi quyền lực; Petya – người con cả bị tự kỷ nhưng cũng là thiên tài; Apu – hoạ sĩ tài năng nhưng sống phóng túng; D. – người em út cùng cha khác mẹ luôn băn khoăn về giới tính thực. Chẳng ai biết họ gốc gác thế nào, từ nơi xa lạ nhảy đến New York, tiếp quản ngôi nhà họ đặt tên là Kim Cung (Golden House), và sống như những người Mỹ đích thực. Hàng xóm của họ là Rene, một nhà làm phim amateur, đã theo dõi gia đình nọ và khám phá ra quá khứ tội ác của người cha. Rồi chính anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời của họ và chứng kiến lần lượt thảm kịch xảy đến với họ.
Đây là một tiểu thuyết mà Rushdie đã khoe gần hết tài nghệ và vốn hiểu biết. Khi đọc bạn sẽ thấy hình thức khi thì kể chuyện, khi thì độc thoại, khi thì kịch bản phim, khi thì chất vấn. Cảm tưởng ông không bó buộc mình đang viết tiểu thuyết mà vận dụng mọi thể loại để truyền đạt ý tưởng hiệu quả nhất, đồng thời tạo bầu không khí thích hợp cho tình tiết đó (bi tráng – kịch tính – chua cay…) Cách ngắt câu của ông cũng rất đặc biệt. Đôi khi để tạo sự dồn dập, công kích cho câu văn bạn sẽ thấy cả câu dài thòng lòng không chấm phẩy luôn. Khi đó cảm giác máu mình dồn lên, chảy rần rần rất đã! (Nhất là mấy đoạn nói Donald Trump haha)
- Đồng bạc trắng hoa xoè – Ma Văn Kháng
- Phần kết “Death’s Game”: Làn cuối của Yi Jae tàn nhẫn nhưng sâu sắc
- Ngàn mặt trời rực rỡ – Khaled Hosseini
- DTVeBook – Truyền cảm hứng với những cuốn sách truyện miễn phí trên DTV eBook
- Review Sách “Kẻ Trộm Sách”: Cuốn Tiểu Thuyết Kỳ Thú Về Cuộc Đời Một Người Lay Từ Ngữ
Còn về kiến thức uyên thâm thì không có gì phải bàn rồi. Dù bạn là người mê điện ảnh hay thần thoại Hy Lạp, dù bạn quan tâm đến chính trị hay xu hướng tính dục… bạn sẽ luôn có thể relate với tác phẩm vì Nhà Golden đơn giản là… có tất cả! Nhưng không vì thế mà truyện tạo cảm giác hời hợt, chỉ lướt bề mặt. Những quan điểm, nhận định hay hiểu biết của Rushdie về từng mảng đều sâu sắc đến lạ kỳ. Cảm giác được mở mang tầm mắt rất nhiều. Truyện chỉ có một điểm trừ là đôi khi Rushdie nhồi nhét nhiều kiến thức quá, cảm giác như đang khoe ^^, mà lại không liên quan lắm đến mạch truyện. Thực ra nếu không muốn biết thì có thể bỏ qua.
Túm lại là mình chỉ muốn hét lên với cả thế giới Nhà Golden rất hay!!! Sách dầy hơn 500 trang nhưng mình đọc vèo phát là hết ấy, không thể nào ngừng luôn^^ Cảm ơn các bạn đã đọc review của mình và xin cảm ơn Tao Đàn đã ra một cuốn tuyệt vời thế này hihi.
Xem thêm : BỆNH NHÂN NGƯỜI ANH – NHỮNG MỐI TÌNH TRÁNG LỆ
Kuma Nguyen review
Nguồn: https://reviewsach.info/
Danh mục: Văn Học