Dám bị ghét – Đừng đọc self-help để ru ngủ bản thân

Rate this post
Tiêu đề của cuốn sách có lẽ phần nào đã nói nên ý nghĩa của nó. Nhưng nếu bạn là người theo trường phái kì thị dòng sách Self-help vì những câu từ cổ động phù phiếm, hô hào sáo rỗng, thì từ từ đã. Cuốn sách này còn dạy nhiều hơn thế.
Phải nói thật lòng Dám bị ghét như một cú tát vào mặt mình, thẳng, trực diện. Đây là cuốn sách đầu tiên, thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của mình.
TỪ BỎ TÂM LÝ NẠN NHÂN, ĐỔ LỖI, ĐỔ TRÁCH NHIỆM CHO NGƯỜI KHÁC. BẠN LÀ NGƯỜI DUY NHẤT CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CHÍNH CUỘC ĐỜI MÌNH
dam bi ghet 2
Khác với nhiều sách self-help khác, chỉ an ủi, ru ngủ, động viên, xoa xịu bạn. Động viên bạn là người tốt nhất, bạn hãy yêu thương bản thân vì bạn xứng đáng. “Dám bị ghét” đập thẳng vào mặt bạn: Chẳng có nguyên nhân bên ngoài nào gây ra cho bạn kết quả hiện tại, tất cả là cuộc sống này là do bạn có trách nhiệm với nó và chọn lựa nó.
Đã bao giờ bị công an bắt vì vượt đèn đỏ nhưng bạn tức tối vì hôm nay “đen” quá? Hay chửi thầm bọn CGST thật hãm?
Đã bao giờ bạn không chịu bắt đầu chế độ giảm cân vì: tạng người bạn béo từ bé, bạn bị đau dạ dày, bị tim không tập mạnh được, trời nay mưa không đến được phòng tập?
Cao cấp hơn, bạn từ chối việc trở nên tích cực và vui vẻ vì bạn nghiện cảm giác là ngừoi bị hại, là người đau khổ, là người luỵ tình? Những cảm giác đau đớn, vật vã sau chia tay nếu nhìn thẳng trực tiếp liệu có phải do tình yêu không? Bạn nói bạn là người tình nghĩa, bạn là người yêu sâu nặng? Kì thực bạn đang nghiện cảm giác là người bị tổn thương, như thế dễ dàng hơn khi được mọi người chấp nhận và an ủi.
Bởi vì cố gắng sống lành mạnh, có kỷ luật với cơ thể và chế độ ăn còn khó hơn gấp vạn lần việc ăn thật đã cái mồm, và xỏ những chiếc áo oversize.
Bởi vì cố gắng học tập, nâng cao tri thức và trở thành một nhân viên tốt thì khó hơn gấp vạn lần đổ lỗi cho việc đen đủi cho việc học, đổ lỗi cho giáo viên trù dập, đổ lỗi cho bạn cùng lớp xấu tính nên không muốn tới trường, đổ lỗi cho sếp hãm, đồng nghiệp hãm.
Bởi vì nhìn thẳng vào lỗi lầm và cách hành xử tiêu cực của mình trong mối quan hệ thì khó chấp nhận hơn là đổ lỗi cho người yêu cũ là đứa tệ hại, xấu tính, hay cắm sừng bạn.
Một người mắc hội chứng nạn nhân, luôn cố gắng tìm cách đổ lỗi cho mọi người, mọi thứ thay vì chấp nhận rằng bản thân đã sai. Họ chỉ muốn được ru ngủ, than vãn, an ủi mà không cần giải quyết, không cần ai đó giúp đỡ thực sự. Trong group “Câu chuyện điên rồ của tôi”, mình gặp không ít những bạn trẻ có vấn đề trong cuộc sống, đồng ý là họ rất trầm cảm, nhưng họ từ chối để tốt lên, họ khẳng định luôn họ không cần ai bảo họ phải làm gì, họ chỉ muốn nói ra, tìm người lắng nghe thôi.
Nhưng bạn à, không ai thích nghe than vãn cả đời, cuộc sống này ai cũng có khó khăn và nỗi khổ riêng, bạn không bao giờ là người đen đủi, xui xẻo, khổ sở nhất đâu.
MUỐN TỰ DO THÌ HÃY TỪ BỎ BẢN NGÃ- DÁM BỊ GHÉT
Chắc bạn nghe mấy câu quote kiểu này đầy rồi. Nào thì hãy chấp nhận dám bị ghét, chấp nhận rằng không bao giờ làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta biết điều này, nhưng chúng ta vẫn không thoát khỏi được sự ám ảnh việc phải cố hài lòng người khác.
Tại sao?
Vì bạn chọn lựa làm thế.
Bạn muốn được công nhận, muốn được khen ngợi nên bạn cố gắng tỏ ra thân thiên, đon đả, dịu dàng.
Bạn muốn được ngưỡng mộ được trọng vọng nên bạn cố gắng học hành, thăng cấp, kiếm tiền.
Nói thẳng ra, bạn cố làm hài lòng người khác, không phải vì người khác. Mà cũng là vì chính bạn. Để thoả mãn cái Tôi, cái Bản ngã, cái Ego của chính bạn.
Vì thế, quay trở về nguyên lý đầu tiên. Dám bị ghét có nghĩa là bạn phải từ bỏ được bản ngã, ego của mình. Giải thoát cái Soul khỏi cái Ego, hạ cái bản ngã trước. Đừng cầu mong được ghi nhân, được khen ngợi, được ngưỡng mộ, được trọng vọng…
LUÔN KHIÊM NHƯỜNG BỞI VÌ KIẾN THỨC LÀ VÔ HẠN
Chàng thanh niên trong sách như thể chính mình vậy: trẻ tuổi, cũng có tí hiểu đời, cũng có tí thích chứng tỏ thể hiện, nhưng sâu thẳm là một người tự ti, tiêu cực, hận đời, bất mãn, thèm được công nhận. Từng lời nhà triết gia nói, lúc thì khai sáng được chàng thanh niên, lúc lại hoài nghi, lúc lại thấy hợp lý… Cứ như vậy mà dằng co chẳng dứt.
Chàng trai đối thoại với nhà Hiền triết chính là hình ảnh của chúng ta. Chúng ta không đủ khiêm nhường để hiểu rằng kiến thức mình biết chỉ là bé tí tẹo. Xong hiền triết nói cái gì cũng bắt bẻ, vặn vẹo lại. Những gì chàng trai nói đến đều nghe có vẻ hợp lý, có vẻ hiểu biết và đầy trải nghiệm- đấy chính là chúng ta trong cuộc sống.
Chúng ta trải qua 20-30 năm cuộc đời, cũng đi làm vài năm, cũng đọc dc chục, trăm cuốn sách, vấp ngã 2-3 lần trong đời. Thế là cũng nghĩ mình giỏi giang và hiểu đời.
Nên mới có chuyện, người ta nói càng trưởng thành chúng ta càng nói ít hơn, nghe nhiều hơn, hạ cái tôi xuống, thấy mình bé nhỏ và còn kém nhiều điểm lắm. Càng trẻ, thì càng trâu cũng là vì vậy. Trẻ tuổi, trẻ về hiểu biết mới khiến ta thích khoe mẽ kiến thức, đối đầu, phản biện người khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *