Sự An Ủi Của Triết Học Hay Những Hữu Ích Của Triết Học Trong Cuộc Sống

thumbnail
Rate this post

Thỉnh thoảng, tôi vẫn hay cảm thấy thầm biết ơn cái thú vui đọc sách của mình. Vì không phải lúc nào tôi cũng sẵn lòng tìm đến người thân hay bạn bè để chia sẻ những nỗi buồn trong cuộc sống. Tôi là kiểu người mà sẽ vui vẻ, trò chuyện, đùa cợt cùng mọi người khi chính mình đang vui. Còn những lúc u sầu, tôi chọn việc vùi đầu vào những trang sách.

Tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó

Ở đó, luôn luôn, trong những trang sách, tôi thấy mình tìm được câu trả lời cho những câu hỏi khó của cuộc đời. Tôi tin rằng, bất cứ ai đọc được những dòng này hẳn nhiên có khả năng gõ vài từ vào ô tìm kiếm của Google để biết về lợi ích của việc đọc sách. Nhưng riêng tôi khi nói về việc đọc, thì vẻn vẹn có một câu:

Thật buồn khi không thể bộc lộ những phần u tối của bản thân mình với những người thân xung quanh, nhưng cũng thật an ủi khi thấy bên mình còn vẫn còn những cuốn sách.

Những con chữ thì không bao giờ tự động nhảy vào từng trang sách. Luôn luôn có ai đó đằng sau mỗi cuốn sách. Và liệu bạn có từng có cảm giác muốn một lần được nghe trực tiếp chính tác giả nói chuyện sau khi đọc một cuốn sách của họ không. Tôi thì có, và Alain de Botton là một trong số tác giả khiến tôi có cảm giác đó, tất nhiên là trong trường hợp tôi có thể hiểu ngôn ngữ của ông. Ông là người có khả năng biến những chủ đề khô khan, khó hiểu như triết học trở nên gần gũi và dễ hiểu như một câu chuyện rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật.

Tôi đã từng trải qua những học kỳ đầu tiên ở thời đại học với những tiết học triết chán ngắt và buồn ngủ trên giảng đường. Cùng áp lực phải “thuộc làu” hàng mớ lý thuyết khô khan vào mỗi lần thi cuối kỳ đã khiến môn triết trở thành một ngôi sao xa xôi chỉ có thể nhìn nhưng không nắm bắt được. Triết học đã luôn ngoài tầm hiểu biết của tôi. Sau này, tôi cũng đã từng đọc thêm một số cuốn sách về triết học, nhưng tình hình cũng không khá hơn là mấy. Tưởng chừng như mọi chuyện vĩnh viễn sẽ như vậy, cho đến khi, tôi được đọc những cuốn sách của triết gia người Thụy Sĩ này. Tôi đã nghĩ, giá như môn triết khi xưa đã được dạy như thế này thì đâu nên nỗi.

Triết gia Alain de Botton và những triết lý hữu ích

Lối viết vô cùng nhẹ nhàng, ngôn từ lại rất giản dị, gần gũi với thực tế cùng với phong cách hài hước dí dỏm đã xóa mờ những ấn tượng cũ về triết học trong tôi. Và khi đọc đến trang cuối cùng, tôi nhận ra rằng, hóa ra triết học chẳng phải là điều gì sâu xa, khó hiểu. Triết học bắt nguồn từ chính cuộc sống này, là những câu hỏi và suy nghĩ về chính con người, về thế giới, và về cách mà chúng ta làm để đối mặt với mọi vấn đề của cuộc sống. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng đặt ra những câu hỏi mang tính triết học. Nhưng ít ai đào sâu suy nghĩ và đưa ra những tư tưởng riêng như những triết gia từng làm.

À! Xin chào. Nếu như bạn đã đọc đến đây thì xin thông báo là bạn đang đọc một bài giới thiệu về một cuốn sách giới thiệu về triết học. Cuốn sách là một cuộc hành trình ngắn, đọc thấy giống như tôi đang lướt qua một thước phim về những triết gia tiêu biểu. Việc lựa chọn giới thiệu chỉ một số ít nhà triết học trong hằng hà sa số những triết gia trong lịch sử có lẽ cũng là một lý do khiến nội dung cuốn sách khá thú vị, tất nhiên, đó là theo cảm nhận cá nhân của tôi. Những nhân vật vĩ đại ấy, xuất hiện trong cuốn sách như là những con người rất đỗi bình thường. Như bất cứ ai mà ta sẽ gặp phải trên đường. Như bất cứ ai cũng có một cuộc đời để sống. Họ cũng có những vấn đề mà mọi người vẫn gặp: không được yêu thích, không có đủ tiền, thấy bản thân không được hoàn hảo, rồi thất tình, rồi khi lâm vào cuộc sống khốn khó, hay bất thình lình gặp phải những chuyện không vừa ý.

Và rồi bạn sẽ tìm thấy, trong cuốn sách, sáu con người vĩ đại nghĩ về cuộc sống hạnh phúc như thế nào:

1. Socrate – Tìm Sự An Ủi Khi Không Được Yêu Thích

Socrate là triết gia Hi Lạp cổ đại, sống trong thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Ông là người không đồng tình với bất kỳ quan niệm nào chỉ vì nó được số đông nhận định, hay vì nó có lịch sử lâu dài, hay vì do một người có địa vị nói ra. Ông luôn cho rằng, để biết điều gì là đúng hay sai, chúng ta cần xem xét và suy nghĩ với logic và hệ thống. Socrate khuyến khích mỗi người hãy tìm hiểu một cách nghiêm túc thay vì nghe theo ý kiến của người khác hoặc của những người có uy tín trong xã hội. Ông tin rằng những người có uy tín thường không đưa ra nhận định đúng cho tất cả các vấn đề trong cuộc sống.

Socrate xem mình là người truyền cảm hứng cho những ý tưởng của người khác. Bằng cách đặt ra những câu hỏi, ông đề cao việc khám phá đúng sai cho từng cá nhân. Ông, người luôn tin rằng, mình không biết gì cả. Phương pháp tư duy của ông có thể được xem như thầy giáo thông thái nhất.

2. Epicurus – Khi Ta Không Có Đủ Tiền

Chúng ta đều cần tiền để đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Nhưng theo Epicurus, càng nhiều tiền mà bạn sở hữu không đồng nghĩa với niềm hạnh phúc lớn lao. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa những nhu cầu về tinh thần và vật chất. Chúng ta thường sử dụng vật chất để xoa dịu những nỗi đau trong tâm hồn, thay vì tìm hiểu và trau dồi từ bên trong.

Epicurus cho rằng, một lượng vật chất vừa đủ và ba yếu tố sau sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc:

  1. Tình bạn: Quan tâm đến người xung quanh thay vì chỉ quan tâm đến vật chất.
  2. Tự do làm việc: Không để bị ràng buộc bởi công việc hay những áp lực xã hội.
  3. Suy nghĩ: Phân tích nỗi lo lắng và buồn phiền một cách tỉnh táo, thay vì dùng vật chất để trốn tránh.

3. Seneca – Đối Mặt Với Thất Vọng

Seneca cho rằng thất vọng là một phần của cuộc sống và mỗi người phản ứng với nó theo cách khác nhau. Anh ta liệt kê một số cách mà chúng ta có thể đối mặt với thất vọng:

  • Giận dữ: Tức giận vì thất vọng là do những suy nghĩ lạc quan quá mức về thế giới và người xung quanh.
  • Sốc: Bất ngờ với những biến cố không lường trước.
  • Bất công: Cảm thấy bị đối xử không công bằng.
  • Lo lắng: Lo sợ những kết quả không tốt sẽ xảy ra.

Seneca khuyến khích chúng ta học cách phân biệt giữa những điều ta có thể thay đổi được và những điều ta không thể thay đổi. Ta nên chấp nhận những điều không thể thay đổi mà sống bình thản.

4. Montaigne – Chấp Nhận Sự Thiếc Hụt, Không Toàn Vẹn

Montaigne, người bắt đầu viết từ khá muộn, đã trải qua những nỗi đau của cuộc sống và quyết định bày tỏ bản thân mình trong những trang sách. Ông viết về chính bản thân mình, về niềm vui và nỗi buồn, về những cuốn sách. Ông cho rằng, chúng ta không phải là một loài người vượt trội, mà là một loài ngu xuẩn khi tự tin sở hữu trí tuệ vượt trội hơn các loài vật khác. Montaigne cũng viết về sự khác biệt văn hóa và tầm nhìn của mỗi dân tộc, cũng như vai trò của giáo dục trong việc phát triển con người.

5. Sphopenhauer – Tìm An Ủi Trái Tim Tan Vỡ

Sphopenhauer nói về nỗi đau khi bị từ chối tình yêu và sự thiếu hụt trong tình yêu. Ông cho rằng, cuộc sống không dễ dàng và chúng ta phải đối mặt với những khó khăn để có thể tìm được hạnh phúc. Chúng ta không thể chọn những điều chỉ tích cực, mà phải chấp nhận cả những mặt tiêu cực trong cuộc sống để có thể trải nghiệm niềm vui thực sự.

6. Nietzsche – Hạnh Phúc Trong Khó Khăn

Nietzsche nói về nghịch lý trong cuộc sống, rằng chúng ta chỉ có thể tìm được sự thỏa mãn khi chấp nhận đối mặt với khó khăn. Chúng ta không thể chọn những điều tích cực mà từ chối các mặt tiêu cực trong cuộc sống. Chỉ khi đối mặt với khó khăn, chúng ta mới có thể nhận lấy cơ hội gặp được hạnh phúc.

Nếu như bạn đã cảm thấy thất vọng vì những chia sẻ của tôi, hãy khoan giận dữ. Hãy để điều đó dẫn bạn đến hiệu sách và đọc cuốn sách “Sự An Ủi Của Triết Học”. Vì sẽ thật có lỗi nếu bạn đọc phải một bài giới thiệu quá chi tiết đến mức cảm thấy không cần phải đọc sách nữa.

Đăng ký Cộng Tác Viên tại link: Review Sách