Đối với các nhà phát hành sách hiện nay, việc tái bản một tác phẩm mà vẫn sử dụng bản dịch kinh điển từ xưa đã không còn quá xa lạ. Có những tên dịch phẩm thậm chí đã đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Chẳng hạn nhưKhông gia đình (Sans Famille)của Huỳnh Lý, Bố già (The Godfather) của Ngọc Thứ Lang, Những Tấm Lòng Cao Cả (Cuore) của Hoàng Thiếu Sơn, …..
Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều bản dịch dần trở nên lỗi thời và khó thẩm thấu với các độc giả, nhất là thế hệ trẻ. Ví dụ, một cuốn Bắt Trẻ Đồng Xanh (J.D. Salinger) dùng lại bản dịch Phùng Khánh từ những năm 60 của thế kỉ trước hẳn sẽ khiến nhiều độc giả ngày nay ngỡ ngàng trước những “tót vời”, “đoan chắc”, “bộ tịch”, “tuồng như”,… Hay một Dịch Hạch (Albert Camus) đặc sệt ngôn ngữ miền Nam trước năm 1975 cũng khiến độc giả nhiều vùng miền phải nhiều phen oái ăm với những “xe hồng thập tự”, “bịnh nhơn”, “tánh tình”, “hung gia lợi”,…. Chính bởi vậy, sự cần thiết cho việc xuất hiện nhiều bản dịch mới của nhiều dịch giả thế hệ mới, song hành cùng các dịch phẩm gạo cội của các tiền bối vẫn luôn là vấn đề quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc.
Phục vụ nhu cầu đó, hiện nay, sự xuất hiện đan xen của các bản dịch cũ – mới đã dần trở nên phổ biến hơn. Chẳng hạn như Câu Chuyện Dòng Sông (Phùng Khánh dịch) và Siddhartha (Lê Chu Cầu dịch), Gatsby Vĩ Đại (Hoàng Cường dịch) và Đại Gia Gatsby(Trịnh Lữ dịch). Nhưng có thể bạn sẽ thắc mắc rằng, liệu trong quá khứ, các dịch giả gạo cội cũng từng đối mặt với vấn đề cạnh tranh với các dịch phẩm của các tiền bối hay không? Liệu rằng, trước những Gatsby Vĩ Đại, Giết Con Chim Nhại, Không Gia Đình, Những Người Khốn Khổ… đã từng có những dịch phẩm làm tiền đề cho các bản dịch kinh điển mà độc giả hiện nay chưa biết không?
Trong bài viết này, mình xin giới thiệu một số ấn phẩm dịch thuật rất cũ, rất lạ và rất hiếm gặp, gần như đã mất hút của những tác phẩm văn chương rất quen thuộc hiện nay. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu thêm về những thử thách khó khăn của thế hệ trước nhằm mang những tinh hoa của thế giới về cho bạn đọc Việt Nam. Ngoài ra, đối với các mọt ưa thích sưu tầm sách cũ sách xưa mà chưa có thời gian, công cụ tra cứu thông tin, đây ắt hẳn sẽ là một nguồn tư liệu tốt để các bạn tham khảo cho công cuộc truy hồi những giá trị vang bóng.
Đại Gia Gatsby – Con Người Hào Hoa
Con Người Hào Hoa (Mặc Đỗ dịch, NXB Đất Sống) là bản dịch đầu tiên của The Great Gatsby, xuất bản lần đầu năm 1956 tại miền Nam Việt Nam. Dịch giả Mặc Đỗ cũng rất quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc với Tâm Cảnh – Andre Maurois, Ông Già Và Biển Cả – Ernest Hemingway, Người Vợ Cô Đơn – Francois Mauriac,…
Tựa Con Người Hào Hoa có lẽ được sử dụng để phù hợp với thị hiếu chuộng thể loại truyện lãng mạn – diễm tình ngày ấy
Tựa Con Người Hào Hoa có lẽ được sử dụng để phù hợp với thị hiếu chuộng thể loại truyện lãng mạn – diễm tình ngày ấy
Không Gia Đình – Đứa Trẻ Khốn Nạn (hay Vô Gia Đình)
Đứa Trẻ Khốn Nạn (hay Vô Gia Đình, Nguyễn Đỗ Mục và Đào Hùng dịch) là bản dịch đầu tiên của Sans Famillie (Hector Malot) được NXB Tân Dân in lần đầu năm 1931, Hà Nội.
“Khốn nạn” theo từ điển tiếng Việt xưa mang hàm ý chỉ sự khốn khổ, đói kém . Tác phẩm Les Miserable (Những Người Khốn Khổ) của văn hào Victor Hugo cũng từng được học giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch với tựa đề Những Kẻ Khốn Nạn (1926).
Được dịch lại từ bản tiếng Trung Quốc, một bản dịch vốn đã qua tay các ấn bản dịch từ tiếng Nga, tiếng Anh vốn đã qua nhiều giai đoạn sửa đổi, phóng tác, cắt bớt nên có thể nói ấn bản đầu tiên về câu chuyện của chú bé Remy đáng thương đã có phần “lệch đi” so với nguyên tác tiếng Pháp nhiều. Về sau các bản dịch mới Vô Gia Đình của Hà Mai Anh và Không Gia Đình của Huỳnh Lý đã lấn át và phổ biến cho bạn đọc. Bản dịch hiếm gặp này cũng đi vào dĩ vãng.
Hoàng tử bé – Cậu Hoàng Con/Chú Bé Hoàng Tử
Từ Cậu Hoàng Con đến Hoàng Tử Bé, có thể nói dịch giả Trần Thiện Đạo là một trong những người có công mở đường cho một trong những nhà văn Pháp được yêu thích nhất ở Việt Nam. Năm 1966, bản dịch Cậu Hoàng Con của ông được NXB Khai Trí ra mắt lần đầu và kể từ đó, các bản dịch siêu phẩm của Bùi Giáng, Vĩnh Lạc, Nguyễn Thành Long, Châu Diên,… lần lượt nối đuôi nhau ra đời, ngày càng làm phong phú thêm thế giới mộng tưởng giàu triết lý của cố tác giả Antoine de Saint-Exupéry
Danh sách các bản dịch tiếng việt của tác phẩm :
1. Cậu Hoàng Con (Trần Thiện Đạo dịch, NXB Khai Trí, 1966)
2. Hoàng Tử Bé (Bùi Giáng dịch, NXB An Tiêm, 1973).
3. Hoàng Tử Bé (Vĩnh Lạc dịch, NXB Đồng Nai năm 1994, NXB Văn học năm 2008, Đông A & NXB Dân Trí tái bản năm 2011).
4. Em bé con nhà trời (NXB Kim Đồng, 2000) hay là Chú Bé Hoàng Tử (Nguyễn Thành Long dịch (NXB Ngoại Văn năm 1987, NXB Đà Nẵng tái bản năm 2012).
5. Hoàng tử bé (Trịnh Nhất Định dịch, NXB Trẻ, 2000)
6. Hoàng Tử Bé (Nguyễn Tấn Đại dịch (Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2005).
7. Hoàng Tử Bé (Châu Diên dịch, NXB Lao động, 2007).
8. Hoàng Tử Bé (Trác Phong dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2013)
Từ Cậu Hoàng Con đến Hoàng Tử Bé, có thể nói dịch giả Trần Thiện Đạo là một trong những người có công mở đường cho một trong những nhà văn Pháp được yêu thích nhất ở Việt Nam. Năm 1966, bản dịch Cậu Hoàng Con của ông được NXB Khai Trí ra mắt lần đầu và kể từ đó, các bản dịch siêu phẩm của Bùi Giáng, Vĩnh Lạc, Nguyễn Thành Long, Châu Diên,… lần lượt nối đuôi nhau ra đời, ngày càng làm phong phú thêm thế giới mộng tưởng giàu triết lý của cố tác giả Antoine de Saint-Exupéry
Danh sách các bản dịch tiếng việt của tác phẩm :
1. Cậu Hoàng Con (Trần Thiện Đạo dịch, NXB Khai Trí, 1966)
2. Hoàng Tử Bé (Bùi Giáng dịch, NXB An Tiêm, 1973).
3. Hoàng Tử Bé (Vĩnh Lạc dịch, NXB Đồng Nai năm 1994, NXB Văn học năm 2008, Đông A & NXB Dân Trí tái bản năm 2011).
4. Em bé con nhà trời (NXB Kim Đồng, 2000) hay là Chú Bé Hoàng Tử (Nguyễn Thành Long dịch (NXB Ngoại Văn năm 1987, NXB Đà Nẵng tái bản năm 2012).
5. Hoàng tử bé (Trịnh Nhất Định dịch, NXB Trẻ, 2000)
6. Hoàng Tử Bé (Nguyễn Tấn Đại dịch (Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2005).
7. Hoàng Tử Bé (Châu Diên dịch, NXB Lao động, 2007).
8. Hoàng Tử Bé (Trác Phong dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2013)
Xứ Tuyết – Vùng Băng Tuyết
Đây có lẽ là bản dịch Snow Country (Kawabata Yasunari) lạ nhất mà mình từng gặp. Ấn bản “dịch thô” này dùng bản dịch của Giang Hà Vỵ, được NXB Mũi Cà Mau xuất bản năm 1988. Dịch giả Giang Hà Vỵ cũng không quá xa lạ với độc giả Việt Nam qua các dịch phẩm Giã Từ Vũ Khí (Ernest Hemingway) và Chuyến Thám Hiểm Vào Lòng Đất (Jules Verne).
Đây có lẽ là bản dịch Snow Country (Kawabata Yasunari) lạ nhất mà mình từng gặp. Ấn bản “dịch thô” này dùng bản dịch của Giang Hà Vỵ, được NXB Mũi Cà Mau xuất bản năm 1988. Dịch giả Giang Hà Vỵ cũng không quá xa lạ với độc giả Việt Nam qua các dịch phẩm Giã Từ Vũ Khí (Ernest Hemingway) và Chuyến Thám Hiểm Vào Lòng Đất (Jules Verne).
Giết Con Chim Nhại – Giết Chết Một Con Chim Mốc-kinh
Bản dịch To Kill A Mockingjay Bird lần đầu tiên được dịch ra tiếng việt do Lương Minh Tâm và Phương Hiên thực hiện, do NXB Lao động xuất bản năm 1973. Cuốn sách có nhan đề Giết Chết Một Con Chim Mốc-kinh, do thời điểm ấy từ “chim nhại” chưa xuất hiện trong từ điển Tiếng Việt.
Về sau, tác phẩm được Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch lại với nhan đề mới Giết Con Chim Nhại. Tác phẩm đã được công ty Nhã Nam và NXB Văn Học hợp tác xuất bản vào năm 2008 và tái bản đều đặn cho đến nay.
Bản dịch To Kill A Mockingjay Bird lần đầu tiên được dịch ra tiếng việt do Lương Minh Tâm và Phương Hiên thực hiện, do NXB Lao động xuất bản năm 1973. Cuốn sách có nhan đề Giết Chết Một Con Chim Mốc-kinh, do thời điểm ấy từ “chim nhại” chưa xuất hiện trong từ điển Tiếng Việt.
Về sau, tác phẩm được Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch lại với nhan đề mới Giết Con Chim Nhại. Tác phẩm đã được công ty Nhã Nam và NXB Văn Học hợp tác xuất bản vào năm 2008 và tái bản đều đặn cho đến nay.
Kẻ Tầm Xương – Nữ Phụ Tá Và Bùa Mê Đàn Ông
Thật bất ngờ là một trong những tác phẩm tạo nên cơn sốt trinh thám mang tên Jeffery Deaver khi về Việt Nam lại có xuất phát điểm nặng mùi… ngôn tình như vậy. Quả vậy, năm 2008, The Bone Collector được NXB Công An Nhân Dân ra mắt ở Việt Nam với tựa đề Nữ Phụ Tá Và Bùa Mê Đàn Ông do Kiều Hoa dịch. Tuy nhiên màn ra mắt đầu tiên này có vẻ chưa thể đạt được thành công rực rỡ như lần tái xuất chỉ vài năm sau đó, dưới tựa đề Kẻ Tầm Xương.
Thật bất ngờ là một trong những tác phẩm tạo nên cơn sốt trinh thám mang tên Jeffery Deaver khi về Việt Nam lại có xuất phát điểm nặng mùi… ngôn tình như vậy. Quả vậy, năm 2008, The Bone Collector được NXB Công An Nhân Dân ra mắt ở Việt Nam với tựa đề Nữ Phụ Tá Và Bùa Mê Đàn Ông do Kiều Hoa dịch. Tuy nhiên màn ra mắt đầu tiên này có vẻ chưa thể đạt được thành công rực rỡ như lần tái xuất chỉ vài năm sau đó, dưới tựa đề Kẻ Tầm Xương.
Chàng Hobbit – Hobbit Ra Đi Và Trở Về
The Hobbit là tác phẩm đầu tiên của J.R.R.Tolkien được dịch ở Việt Nam vào năm 2009 với tựa đề Chàng Hobbit Ra Đi Và Trở Về (Đinh Thị Hương dịch). Về sau cuốn sách được Nguyên Tâm dịch lại và được NXB Hội Nhà Văn xuất bản vào năm 2010 dưới tựa đề Anh Chàng Hobbit.
Khác với bản dịch Anh Chàng Hobbit, dịch phẩm của Đinh Thị Hương vẫn để nguyên gốc các tên riêng: Bilbo Baggins. Thorin Oakenshield, không dịch hẳn là Bilbo Bao Gai, Thorin Khiên Sồi,… như ý nguyện của cố tác giả
The Hobbit là tác phẩm đầu tiên của J.R.R.Tolkien được dịch ở Việt Nam vào năm 2009 với tựa đề Chàng Hobbit Ra Đi Và Trở Về (Đinh Thị Hương dịch). Về sau cuốn sách được Nguyên Tâm dịch lại và được NXB Hội Nhà Văn xuất bản vào năm 2010 dưới tựa đề Anh Chàng Hobbit.
Khác với bản dịch Anh Chàng Hobbit, dịch phẩm của Đinh Thị Hương vẫn để nguyên gốc các tên riêng: Bilbo Baggins. Thorin Oakenshield, không dịch hẳn là Bilbo Bao Gai, Thorin Khiên Sồi,… như ý nguyện của cố tác giả
Đứa Con Gái Hoang Đàng – Người Đàn Bà Của Định Mệnh
Từ lâu, cùng với Sidney Sheldon, Jeffrey Archer đã trở thành một trong những nhà văn Mỹ ăn khách và được dịch nhiều nhất tại Việt Nam, đặc biệt là vào thập niên đầu tiên của thế kỉ 21. Người Đàn Bà Của Định Mệnh (The Prodigal Daughter) là tập 2 trong seri Kane & Abel (Hai Số Phận), nối tiếp với tập 3 Bà Tổng Thống Dưới Họng Súng (Shall We Tell the President?). Sách được dịch lần đầu năm 2007 và tái bản vào năm 2021.
So với bản năm 2021, tựa sách năm 2007 có vẻ ít nhiều mang màu sắc lãng mạn kiểu phim ảnh hơn
Từ lâu, cùng với Sidney Sheldon, Jeffrey Archer đã trở thành một trong những nhà văn Mỹ ăn khách và được dịch nhiều nhất tại Việt Nam, đặc biệt là vào thập niên đầu tiên của thế kỉ 21. Người Đàn Bà Của Định Mệnh (The Prodigal Daughter) là tập 2 trong seri Kane & Abel (Hai Số Phận), nối tiếp với tập 3 Bà Tổng Thống Dưới Họng Súng (Shall We Tell the President?). Sách được dịch lần đầu năm 2007 và tái bản vào năm 2021.
So với bản năm 2021, tựa sách năm 2007 có vẻ ít nhiều mang màu sắc lãng mạn kiểu phim ảnh hơn
Buồn Ơi, Chào Mi – Tạm Biệt Một Tâm Hồn/ Buồn Ơi, Xin Chào/ Buồn Ơi, Bắt Tay
Bonjour Tristesse là một trong số những tác phẩm được dịch nhiều nhất từ trước đến nay tại Việt Nam của nữ văn sĩ Francoise Sagan. Ngoài tựa Buồn Ơi, Chào Mi (Lê Ngọc Mai dịch) vô cùng phổ biến hiện nay, còn có các bản dịch khác như:
1. Buồn Ơi, Xin Chào (Nguyễn Vỹ dịch, cuối những năm 1950)
2. Buồn Ơi, Bắt Tay (Lê Huy Oanh dịch, Tân Văn số 28, 1970)
3. Tạm Biệt Một Tâm Hồn (Quang Vinh dịch, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1988)
4. Buồn Ơi, Chào Nhé (Vũ Đình Bình dịch, NXB Hội Nhà văn, 2002)
Bonjour Tristesse là một trong số những tác phẩm được dịch nhiều nhất từ trước đến nay tại Việt Nam của nữ văn sĩ Francoise Sagan. Ngoài tựa Buồn Ơi, Chào Mi (Lê Ngọc Mai dịch) vô cùng phổ biến hiện nay, còn có các bản dịch khác như:
1. Buồn Ơi, Xin Chào (Nguyễn Vỹ dịch, cuối những năm 1950)
2. Buồn Ơi, Bắt Tay (Lê Huy Oanh dịch, Tân Văn số 28, 1970)
3. Tạm Biệt Một Tâm Hồn (Quang Vinh dịch, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1988)
4. Buồn Ơi, Chào Nhé (Vũ Đình Bình dịch, NXB Hội Nhà văn, 2002)
Thằng Nhóc – Bé Còm/Truyện Một Cậu Bé/Một Thời Niên Thiếu/ Đanien Étxét
Tương tự Bonjour Tristesse, cuốn tự truyện trứ danh Le Petit Chose của nhà văn Pháp Alphonse Daudet cũng sở hữu số lượng bản dịch kỉ lục ở Việt Nam. Hiện nay, tựa Thằng Nhóc (Đỗ Thị Minh Nguyệt dịch) do NXB Văn Học ra mắt năm 2016 hiện là tựa in gần nhất và phổ biến nhất, song trước đó tác phẩm đã từng tồn tại với vô số những “thân phận” rất khác nhau:
1. Truyện một cậu bé / Chú Nhỏ (Nguyễn Thị Hạnh dịch, 1962)
2. Đanien Étxét (Daniel Eyssette) (Nguyễn Văn Diễm & Ngô Quang Kiệt dịch, NXB Tổng Hợp An Giang, 1987)
3. Bé còm (Phạm Quang Vinh dịch, NXB Trẻ, 1997)
4. Một thời niên thiếu (Phạm Hữu Khánh dịch, NXB Trẻ, 2007)
5. Câu chuyện của một đứa trẻ (chưa có thông tin cụ thể)
Tương tự Bonjour Tristesse, cuốn tự truyện trứ danh Le Petit Chose của nhà văn Pháp Alphonse Daudet cũng sở hữu số lượng bản dịch kỉ lục ở Việt Nam. Hiện nay, tựa Thằng Nhóc (Đỗ Thị Minh Nguyệt dịch) do NXB Văn Học ra mắt năm 2016 hiện là tựa in gần nhất và phổ biến nhất, song trước đó tác phẩm đã từng tồn tại với vô số những “thân phận” rất khác nhau:
1. Truyện một cậu bé / Chú Nhỏ (Nguyễn Thị Hạnh dịch, 1962)
2. Đanien Étxét (Daniel Eyssette) (Nguyễn Văn Diễm & Ngô Quang Kiệt dịch, NXB Tổng Hợp An Giang, 1987)
3. Bé còm (Phạm Quang Vinh dịch, NXB Trẻ, 1997)
4. Một thời niên thiếu (Phạm Hữu Khánh dịch, NXB Trẻ, 2007)
5. Câu chuyện của một đứa trẻ (chưa có thông tin cụ thể)
Cháu Trai Pháp Sư – Đứa Cháu Của Nhà Phù Thủy
Đứa Cháu Của Nhà Phù Thủy là bản dịch đầu tiên (Phạm Thành Đỗ & Lê Minh Thu dịch) của The Sorcerer’s Nephew – Tập đầu tiên trong bộ truyện Biên Niên Sử Narnia (The Chronicle of Narnia – C.S. Lewis). Phát hành lần đầu năm 2000, song rất tiếc là NXB chỉ in lẻ 1 cuốn duy nhất trong toàn bộ truyện 7 cuốn. Và phải đến khi tác phẩm được ra mắt bản dịch mới 10 năm sau đó, độc giả mới có thể được thưởng thức trọn vẹn bộ sách kinh điển này lần đầu tiên.
Khi nhìn thấy bìa sách lần đầu tiên, mình đã đoán nó hẳn được lấy từ một cuộc thi vẽ dành cho nhi đồng nào đó.
Đứa Cháu Của Nhà Phù Thủy là bản dịch đầu tiên (Phạm Thành Đỗ & Lê Minh Thu dịch) của The Sorcerer’s Nephew – Tập đầu tiên trong bộ truyện Biên Niên Sử Narnia (The Chronicle of Narnia – C.S. Lewis). Phát hành lần đầu năm 2000, song rất tiếc là NXB chỉ in lẻ 1 cuốn duy nhất trong toàn bộ truyện 7 cuốn. Và phải đến khi tác phẩm được ra mắt bản dịch mới 10 năm sau đó, độc giả mới có thể được thưởng thức trọn vẹn bộ sách kinh điển này lần đầu tiên.
Khi nhìn thấy bìa sách lần đầu tiên, mình đã đoán nó hẳn được lấy từ một cuộc thi vẽ dành cho nhi đồng nào đó.
Kitchen – Nhà Bếp
Kitchen là một trường hợp đặc biệt khi được ra mắt lần đầu ở Việt Nam như … một phiên bản sách giới hạn – cách nói ngày nay. 300 bản, đó là số lượng bản in rất ít ỏi dành cho lần ra mắt đầu tiên của Banana Yoshimoto tại NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội vào năm 2002 (Trần Thị Chung Toàn dịch)
Kitchen là một trường hợp đặc biệt khi được ra mắt lần đầu ở Việt Nam như … một phiên bản sách giới hạn – cách nói ngày nay. 300 bản, đó là số lượng bản in rất ít ỏi dành cho lần ra mắt đầu tiên của Banana Yoshimoto tại NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội vào năm 2002 (Trần Thị Chung Toàn dịch)
Có thể bạn quan tâm
- ĐỪNG TỰ DỐI MÌNH – PHILIPPE BESSON
- Truyện Trinh Thám: Bí Ẩn Cuốn Hút Vào Thế Giới Tội Ác
- [REVIEW] Em đã đúng khi rời xa anh – Farhana Dhalla
- (Trinh thám 8) Những bí mật thú vị về series truyện trinh thám về nhân vật Phương Mộc của tác giả Lôi Mễ
- Top 8 cuốn sách tâm lý học tội phạm: Nắm bắt bí mật tâm lý của tội phạm
Nguồn: https://reviewsach.info/
Danh mục: Văn Học