Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya

Rate this post

Đọc hết sách mới biết tác giả Higashino Keigo cực nổi tiếng với thể loại trinh thám. Mà cứ nhắc đến trinh thám, công lý các thứ thì mình thường nghĩ ngay tới mặt trăng. Chắc do nhiễm Bao Công với Thuỷ Thủ Mặt Trăng từ bé

Bookademy] Review Sách ''Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hoá Namiya'' - YBOX

Cũng rất lâu về sau, mình mới có dịp ngắm kỹ bìa sách. Trên bìa, mọi hình ảnh đều lơ lửng trong không trung, được rọi sáng bởi ánh trăng bàng bạc, tạo nên một cảm giác cực huyền ảo.
Mình từng đọc quyển The Goldfinch (bản tiếng Việt là “Con Sẻ Vàng” – đạt giải Pulitzer 2014). Khi đó, do chưa đủ chín nên mình không thích lắm. Nhưng mình nhớ mãi một chi tiết, đại ý là: Một tác phẩm hay sẽ tự động tìm đến bạn, chứ không phải bạn tìm đến nó.
Nghe dị nhỉ. Tác phẩm làm gì có chân mà chạy đến tìm bạn được. Chỉ đến khi đọc xong “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya” mình mới hiểu câu ẩn dụ đó
Mọi người biết cái trò retargeting của quảng cáo online không? Chỉ cần vào một web mua hàng thì về sau quảng sản phẩm của web đó sẽ bám bạn DAI HƠN CẢ VONG ÂM. Quảng cáo sẽ liên tục hiện trên Facebook, Insta bạn ấy.
Chuyện là mình có vào Tiki xem sách nhưng không mua gì. Sau đó bị quảng cáo Tiki bám theo trên mọi mặt trận. Và quảng cáo “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya” đập vào mắt mình. Ngay lúc ấy, mình đã biết là phải đọc nó.
Mình xếp nó vào một trong ba cuốn ảnh hưởng nhất tới mình, và luôn gợi ý mọi người đọc. Mình cũng chỉ mua nó để tặng những người trân quý.
Nghịch lý ở chỗ, thích là thế nhưng mình mãi không review được Vì mình cứ cảm giác viết sao cũng không xứng với sự kỳ diệu của sách. Kiểu quá thích nên không thể sắp xếp suy nghĩ mạch lạc ấy…
Haruki Murakami, khi nói về quyển sách yêu thích The Great Gatsy (Đại gia Gatsby), đã gói gọn trong mấy dòng như này: “Đó là kiểu văn chương nuôi dưỡng ta khi ta đọc […] Tôi thật kinh ngạc làm sao khi một nhà văn trẻ như thế […] lại có thể nắm bắt rất sâu sắc, rất công bằng, rất nồng hậu hiện thực của cuộc sống.”
Murakami tài ba mới có thể nhận xét ngắn mà tinh tuý thế. Còn mình thì tài ba (hoa), nên tới giờ mọi người vẫn chưa biết sách viết về cái gì I’m sorry, so sorry
Anw, với mình “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya” chính là kiểu văn chương nuôi dưỡng người đọc, như “Đại gia Gatsby” nuôi dưỡng Murakami.
Mấy mẹ học văn hồi cấp 3 chắc cũng nhớ về cuộc tranh luận giữa trường phái văn học “Nghệ thuật vị nghệ thuật” VS “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Hai bên chọi nhau như thể văn chương chỉ có thể thuộc một trong hai trường phái. Nhưng Higashino Keigo làm được cả hai, khi tạo nên một tác phẩm vừa đẹp vừa quá đỗi nhân văn.
Đẹp trước hết ở cốt truyện. Tác giả đã xâu chuỗi các câu chuyện tưởng chừng không liên quan cuối cùng vừa khít như những miếng xếp hình. Sau này mới biết tác giả viết quyển này vì đam mê thôi, chứ sở trường của bác là trinh thám. Chẳng ngạc nhiên khi các chi tiết trong truyện liên kết chặt chẽ với nhau đến thế, bởi người viết là bậc thầy tạo twist với 7749 truyện trinh thám đình đám như “Phía sau nghi can X” hay “Bạch Dạ Hành” cơ mà!
Trong sách có nhắc đến The Beatles. Có những lá thư tay mà ngày nay chả mấy ai viết cho nhau. Có cả những dòng văn đẹp đến chảy nước mắt.
Truyện nhân văn ở cách xây dựng và phát triển nhân vật, đặc biệt là nhân vật ba tên trộm. Ba đứa dở hơi đi ăn cắp ô tô. Đang lái xe tẩu thoát thì xe hỏng
Chúng đành phải trốn vào tiệm tạp hoá Namiya bỏ hoang. Đang trốn trong đấy thi tự dưng nhận được các lá thư nhờ tư vấn gỡ rối vướng bận trong lòng.
Quan trọng hơn, những bức thư đó ĐẾN TỪ QUÁ KHỨ. Sợ chưa Liêu Trai Nguyễn Ngọc Ngạn chưa? Đúng là ăn cướp bị nghiệp quật. Anw, sau một hồi sợ sệt với cãi nhau, ba đứa quyết định viết thư đưa lời khuyên cho người gửi.
Cả ba đều nhận thức rõ mình CHỈ là kẻ cướp, lấy tư cách gì mà đi tư vấn khuyên răn người khác (chưa kể chữ viết xấu như bò). Nhưng rồi, thông qua việc viết thư qua lại, lần đầu tiên ba đứa thấy mình đang làm điều có ích cho người khác. Chúng quyết định sẽ sống tiếp, và sống thật tốt. Này lại bảo không nhân văn đi??
Lại có một chương như tát vào mặt mình. Giai đoạn ấy mình vô cùng chán nản và chỉ muốn buông bỏ tất cả. Nhưng chương đó khiến mình nhận ra mình chỉ đang liên tục chạy trốn và viện cớ Sau đó thì mình đã dũng cảm đối mặt và sống tiếp oách cực :> Thank kiu bác tác giả
Khi đọc sách thì mình có cảm giác không tin nổi wtf I am reading, sao có thể hay đến thế! Có mấy lúc còn phải chủ động ngừng để lấy lại bình tĩnh
Đọc xong thì đã rất khuya rồi. Vô tình ngẩng lên nhìn ra cửa sổ, trăng đã lên cao, tròn và sáng vằng vặc. Khi ấy, ánh trăng bạc như chiếu vào ướt đẫm khuôn mặt mình. Mình đã thiếp đi ngon lành dưới ánh trăng.
Tình cờ nữa, khi mình viết xong cảm nhận về quyển này, cũng là ngày có siêu trăng rất tròn và sáng. Nhân danh mặt trăng, tình yêu, và công lý, các cậu hãy đọc thử đi nhé
—-
Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya" – cuốn truyện không thể bỏ qua|Kênh du lịch LocoBee

Đây là quyển đầu tiên Mây đọc trong loạt truyện mang màu sắc kì bí của Higashino Keigo. Vẫn là phong cách cũ với lối xây dựng cốt truyện, nhân vật mang hơi hướng trinh thám, kì ảo nhưng lần này có phần nhẹ nhàng hơn

Điều kì diệu đầu tiên ở “tiệm tạp hoá Namiya” là sự chân thành. Sự chân thành đến từ ông chủ tiệm, những đứa trẻ ở trại mồ côi cho đến 3 tên trộm vô danh.. Trở về cuộc sống, chẳng thế mà khi chúng ta lựa chọn tin tưởng vào sự chân thành của một người xa lạ đã là một sự can đảm kì diệu

Truyện lấy bối cảnh Nhật Bản nửa sau thế kỉ 20, trong giai đoạn Nhật tẩy chay Thế vận hội mùa hè 1980 và lúc âm nhạc The Beatles ảnh hưởng đến giới thanh niên thời đó. Vì thế mà những mắc xích trong truyện “vô tình” đều liên quan đến những sự kiện trên làm người đọc cảm nhận được đời sống xã hội những năm ấy

Điều kì diệu thứ 2 ngộ ra được, là giữa người với người luôn có những mối lương duyên kì lạ mà ta không thể nào lí giải nổi. Những người xuất hiện trong câu chuyện, dù vô tình, đều liên quan đến nhau theo nhiều cách mà chính ông chủ tạp hoá – người tạo ra những cơ hội cũng không hề hay biết. Mối quan hệ nhân quả của từng người kéo dài từ quá khứ đến tương lai và được gắn kết bởi “lá thư tư vấn của người trong tiệm tạp hoá và sự tin tưởng của người gửi thư đến tiệm”.

Điều kì diệu cuối cùng là ở những lá thư tay tư vấn, những lá thư làm thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ và cả những người lớn. Để lại trong họ những dằn vặt, suy tư và trăn trở

Lần gần nhất Mây viết thư là 2012 mà cũng lâu rồi chưa nhận được bức thư tay nào.. Nếu đó là bức thư gửi kèm một vài nhành cúc hoạ mi khô, khi nhận được chắc sẽ thích lắm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *