4MK – J.D. Barker

Rate this post

“Nạn nhân đầu tiên, Calli T Hai ngày sau khi bị bắt cóc, gia đình Tremell nhận được tải con gái mình trong hòm thư. Hai ngày sau đó, họ nhận được đôi mắt của cô. Hai ngày tiếp theo, chiếc lưỡi của cô được chuyển đến. Thi thể của cô gái được tìm thấy tại công viên B Bàn tay cô nắm chặt một mẩu giấy nhỏ ghi KHÔNG LÀM ĐIỀU ÁC”

Với 4MK, tác giả J.D. Barker được đánh giá là thế hệ tiếp theo của Stephen King và Thomas Harris.

Tên sách có vẻ gì khó hiểu, mang tính học thuật và toán học quá… thực chất để ý hình con Khỉ trang bìa thì đây là từ viết tắt của ‘The-4th-Monkey-Killer’ (con khỉ thứ 4 làm điều xấu…chưa hiểu lắm đúng không???), nếu dân văn phòng thì không xa lạ gì 4 bức hình nhân “chú tiểu”, chú thứ nhất: bịt tai – không nghe điều xấu, chứ thứ hai: bịt mắt – không thấy điều xấu, chú thứ ba: bịt miệng – không nói điều xấu, chú thứ tư: khoanh tay sau mông – không làm điều xấu… nhưng nguồn gốc thật sự thì bắt nguồn từ văn hóa Nhật Bản, bốn chú tiểu hiện hành bạn thấy trên bàn làm việc là tượng trưng cho bốn chú khỉ… và 4MK tượng trưng cho con khỉ thứ 4, và tất nhiên con khỉ này được hiện thực hóa trong khuông khổ…đã-làm-điều-xấu.

4MK | Trang Trinh Thám

Mình rất thích lối kể chuyện mở ra bằng một kết thúc, và trong tác phẩm này cũng vậy… một tai nạn xe buýt tình cờ đã tông chết kẻ thủ ác và kéo lê xác hắn tận 5m – kẻ đã thực hiện thành công các cuộc tra tấn về mặt thể xác lẫn tinh thần của bất kỳ nạn nhân nào hắn “vô tình” bắt được, tất nhiên là tài xế xe buýt vô can! Bằng bút pháp tả thực… từng chân tơ, kẻ tóc của nạn nhân được tác giả miêu tả đầy mang rợ, tạo cho người đọc cảm giác đang chứng kiến cái ác được diễn ra nhưng vô cùng câm lặng không thể thốt thành lời. Tên thủ ác lần lượt là cắt tai, cắt lưỡi, khoét mắt của nạn nhân và gửi từng bộ phận đấy về cho chính cha mẹ ruột của họ… trước khi phần còn lại của cái xác nằm gói gọn đâu đó bên mặt hồ tĩnh lặng hay công viên thanh vắng…

Nếu các bạn đã đọc “Sự im lặng của bầy cừu” thì sẽ thấy quen thuộc với kiểu ra tay tàn ác của kẻ sát nhân nhưng (LƯU Ý: spoil sự im lặng của bầy cừu) Jeam Gumb giết nạn nhân xong mới lột từng tấm da lưng, thì trong căn phòng tối này 4MK tra tấn thể xác họ… ngay khi họ còn sống!!! Tất nhiên không có bất kỳ một cuộc dạo chơi hoặc thuật dẫn dắt tâm lý nào từ kẻ thủ ác trong 4MK (đỡ phải chịu cảm giác nhức nhói về mặt tâm lý so với đọc Sự Im lặng của bầy cừu!)

Vẫn phong cách đặt vấn đề quen thuộc của mình… để một cuộc giết người diễn ra cần ba yếu tố “nguyên nhân – động cơ – mục đích”, thế nguyên nhân gì đã khiến 4MK thực hiện cuộc thanh trừng như một kẻ mộ điệu thực thi công lý, và tội ác của hắn hiễn nhiên thách thức các mật vụ điều tra liên bang suốt nữa thập kỳ để rồi một chiếc xe buýt vô tình cán chết hắn, tất nhiên là hắn vừa mới thực hiện thành công một ca “tùng xẻo tai của một bé gái mười sáu tuổi” và cái chết của hắn đặt ra một dấu chấm hỏi rất lớn… cái ác vẫn tiếp diễn cho dù kẻ thủ ác thật sự đã chết??? Không có bất kỳ dòng hồi tưởng nào của kẻ sát nhân, xin nhắc lại đây là bút pháp tả thực, không ảo mộng về quá khứ, không huyễn hoặc tự đặt mình vào vai kẻ sát nhân và tưởng tượng!

Tuy nhiên kẻ thủ ác vẫn để lại cuốn nhật ký, và nội dung quyển nhật ký tuyệt đối không liên quan gì về cô gái mười sáu tuổi… cuốn nhật ký như một thái độ tự mãng, một lời thách thức đối với cục điều tra liên bang! Dưới nhận định của một trong các điều tra viên thì “hắn như muốn bất tử, dùng cái chết để trở nên vĩnh hằng”.

Điều mình thật sự thích trong tác phẩm này là quá khứ và hiện thực được kể lại song song nhưng ngược lối, có những lúc mình chỉ muốn đọc liên tục nội dung cuốn nhật ký của kẻ sát nhân, để hiểu được nguyên nhân – động cơ – mục đích của cuộc thanh trừng này, và tất nhiên, bài toán không hề đơn giản như vậy, một lần nữa chính các độc giả cũng như các bạn sẽ bị lừa như chính các điều tra viên liên bang mà thôi!

Cậu truyện trong nhật ký là gì, cô gái mười sáu tuổi rồi sẽ ra sao??? Tất cả đang chờ các bạn trong cuốn 4MK, và mình chốt hạ câu cuối, hiện thực tàn ác… không có chỗ cho cung đàn ảo mộng đâu, nên đừng đọc vài trang sách đã tự mãng đoán ra được cái kết! Nếu dễ dàng như vậy thì 4MK đã không đạt danh hiệu “Cuốn sách giành giải Audie năm 2018 cho thể loại Tiểu thuyết Kinh dị, gay cấn”!

Reviewer: Nhut Phan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *