Tác giả: Émile Gaboriau
Dịch giả: Nguyễn Văn Dân

Bài giới thiệu của: Admin Nam Do (admin hội thích trinh thám)

—————-

Tội ác ở orcival
Tội ác ở Orcival là sự kết hợp giữa một cốt truyện đầy yếu tố bất ngờ và một câu đố hay. Ngay từ đầu truyện, tác giả đã đưa ra một lời đố với độc giả: Một nữ Bá tước xinh đẹp bị sát hại, cách đó không xa lâu đài của cô bị xới tung, mọi nghi vấn đều hướng về một người gia nhân được tình nghi là giết chủ để cướp đoạt tài sản. Tám chương đầu tiên của truyện tập trung vào điều tra dấu vết hiện trường. Sau đó các chương còn lại tập trung cho việc đi giải mã “câu đố” mà Gabodiau đã đưa ra ở đầu truyện.

Tội ác ở Orcival được viết theo lối truyện lồng truyện, khi có đến 2 cốt truyện, người đọc không gặp khó khăn trong việc tìm ra cốt truyện của Gaboriau. Tuy nhiên, với các nút xoắn khéo léo, cùng với nghiệp vụ pháp y, pháp chứng, chúng ta sẽ không thể rời mắt được khỏi những trang đầu tiên.

Có thể tóm gọn truyện được chia làm 3 phần: Phần đầu của tác phẩm phá án suy luận thuần túy nhường ngôi cho nghiệp vụ truy tìm dấu vết hiện trường, phần giữa là việc tác giả đi lí giải nguyên nhân dẫn đến tội ác và phần cuối cùng giống như báo cáo điều tra, thậm chí có cả một báo cáo pháp y ngắn gọn. Quan điểm bốn “người khôn ngoan’ được cẩn thận dệt vào phần đầu tiên của câu chuyện, cho nó chiều sâu và đa dạng. Toàn bộ điều này là rất đáng tin cậy, đặc biệt là cho một sản phẩm của những năm 1860 giật gân.

Việc đưa ra một vụ án giết người với nhiều những nút thắt kết hợp với các kiến thức điều tra ở thế kỉ thứ XIX sẽ khiến người đọc ngỡ ngàng. Thì ra không chỉ ở hiện đại mà việc điều tra hiện trường, tìm dấu vết ở thời đó cũng đã rất phát triển.

Điểm nổi bật của Tội ác ở Orcival chính là sự cân bằng giữa hai cốt truyện. Vụ án của nữ Bá tước diễn ra vào mùa hè, vào ban ngày, ở vùng ngoại ô thượng lưu xinh đẹp; và Lecoq nằm trong khu ổ chuột, vào mùa đông, vào ban đêm. Cả hai bối cánh này đều liên quan đến việc điều tra một hiện trường vụ án, và có mối quan hệ tới những người liên quan. Nhưng dù ở câu chuyện nào đi chăng nữa thì cách mô tả dấu vết và tái tạo hoạt động tội phạm tại hiện trường rất rõ ràng. Bên cạnh tài suy luận của Lecoq thì phần lớn việc điều tra phá án đều dựa trên khoa học và các dấu vết tìm được ở hiện trường.

Lecoq trong tác phẩm này giống như một “cỗ máy biến hình” và nổi bật lên với câu nói “Nếu tôi sai tôi không phải là Lecoq”.

Bài liên quan: Thám tử Lecoq – Hồ sơ số 113