Thánh giá rỗng

Rate this post

Đầu năm dương lịch mình đc gợi ý đọc Bạch Dạ Hành .
Cuối năm âm lịch, có 1 cô chủ tiệm tạp hóa gợi ý đổi quyển Bạch Dạ Hành với Thánh Giá Rỗng .
Và đến mùng 5 Tết , trong phiên làm việc đầu năm mình đọc hoàn thành.

Thánh giá rỗng

Khi gần xong mình có kể cho 1 bạn nghe về TGR. Đến khi đọc xong mình muốn viết review nhưng chưa nghĩ ra cảm hứng . Lúc nãy, ngồi sắp xếp lại kể cho 1 ng bạn đoạn demo 4 chương đầu . Bạn bảo quyển sách đầy rẫy mâu thuẫn. Mình tơ ngơ trong 1 vài giây, rồi lại nói: đúng, quyển sách là đầy rẫy mâu thuẫn .

Câu chuyện bắt đầu ở 1 gia đình hạnh phúc, một buổi chiều người vợ đi siêu thị chuẩn bị bữa tối, và để cô con gái nhỏ ở lại trông nhà một mình. Trộm vào, cướp của, giết cô bé.
Tên trộm bị tìm ra rất nhanh, bị kết án tù không thời hạn dù đã có tiền án giết người trước đó. Với nỗi đau của gia đình, họ không đồng ý bản án đó và liên tục kháng cáo. Hung thủ bị kết án tử hình. Hung thủ có 1 quyền kháng án lên tòa án tối cao nhưng ông ta không đồng ý.

Câu chuyện tưởng kết thúc tại đó, tử hình hung thủ làm êm dịu phần nào nỗi đau gia đình họ, nhưng cô vợ lại không thể đối diện với chồng mình, vì mỗi lần nhìn chồng, cô lại nhớ đến con, anh chồng cũng vậy.

Họ ly thân, rồi ly dị. Người chồng bỏ nghề văn phòng đi làm công việc mai táng chó mèo, dịu êm linh hồn của khách hàng và bản thân mình. Cô vợ từ bỏ công việc nội trợ làm phóng viên tự do, bước ra xã hội đấu tranh cho những vấn đề xã hội. Mỗi người chọn 1 con đường để làm nguôi ngoai. Nhưng Tử hình hung thủ có làm họ quên nỗi đau? Không!

Câu chuyện, chỉ mới bắt đầu, 5 năm sau, gần 1 ga tàu điện, đến lượt người vợ bị cướp và bị giết.

Người chồng biết tin vợ mất, mình 1 lần nữa lại là gia đình nạn nhân ? à mà không, lần này mình không phải là gia đình nạn nhân nữa. Lần này, Bố và Mẹ cô vợ mới là gia đình nạn nhân và họ muốn hung thủ đền tội bằng án tử. Họ cần sự giúp đỡ từ người chồng.

Cả câu chuyện là hành trình của người chồng đi tìm câu trả lời về phiên tòa nào là hoàn hảo cho nhân loại. Cây Thánh Giá nào mới là cây treo người lên tử hình. Đến kết thúc, có lẽ mỗi người đọc phải tự tìm câu trả lời cho chính bản thân mình.

Nếu Bạch Dạ Hành có cách xây dựng nhân vật quá đẹp, thì TGR lại có kết cấu hệ thống tất cả nhân vật cực hay, cực logic, như một tấm gương phản chiếu giữa những chiều thái cực của con ng với nhau. Không có 1 nhân vật nào thiếu thừa, góc tối của nhân vật này lại tương phản với nhân vật khác. Đâu đó ta thấy ta, đâu đó ta thấy góc tối của ta, đâu đó ta thấy con người lầm lạc. Đôi lần ta đồng tình với nỗi đau , đôi lần ta lại do dự với nỗi đau đó. Không ám ảnh sâu như BDH nhưng lẩn quẩn những day dứt âm ỉ.

Văn chương Nhật như thuốc lá nhẹ, không gây nghiện, nhưng lại thèm thèm trong một chốc cô đơn.

(Việt Bùi review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *