Tàn uế – mối tình đầu của tôi trong dòng kinh dị trinh thám của Nhật Bản

Rate this post

Yêu từ cái nhìn đầu tiên là có thật, đó là cảm xúc đầu tiên của tôi khi nhìn thấy bìa Tàn uế. Cái bìa sách nửa sáng nửa tối, màu sắc không quá lòe loẹt cũng không quá ảm đạm, nhìn cực bắt mắt, đặc biệt là trút bỏ lớp bìa áo là một cái bìa trắng lốm đốm máu, cái bìa đơn giản mà hợp mắt thẩm mỹ, đẹp lạ thường. Nhìn bìa cuốn sách, nhiều người sẽ nghĩ đến việc trải nghiệm một cuốn kinh dị thuần rùng rợn, kinh người, nhưng không, Tàn uế là một cuốn trinh thám – phiêu lưu – kinh dị thì đúng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bắt đầu từ năm 2001, khi nhân vật “tôi” – một tác giả viết truyện kinh dị có thói quen gửi lời hỏi “xin” từ độc giả nhưng câu chuyện ma có thật để lấy cảm hứng sáng tác, nhận được một bức thư từ độc giả tên Kobo. Ở căn hộ mới chuyển tới chưa lâu, Kubo liên tục gặp những hiện tượng dị thường: tiếng loẹt xoẹt qua lại trên mặt đất, ánh sáng kỳ lạ,… Và trong khi xếp sắp lại những lá thư cũ, nhân vật “tôi” lại tình cờ tìm được một lá thư của một độc giả khác, về căn hộ khác cùng khi tập thể với Kubo. Một sự trùng hợp đã gợi sự tò mò cho cô và Kubo bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có những hiện tượng này.

Một điểm trừ khá nặng, khiến cuốn sách kén người đọc là ở tên nhân vật, thú thực khi đọc tôi cũng không nhớ hết được, dù cho trí nhớ tôi rất tốt, thì đọc được một nửa không load được nữa, phải dừng lại, kẻ bảng hệ thống nhân vật, rồi bắt đầu đọc lại. Các chi tiết, hiện tượng của cuốn sách đi từ lời kể của nhiều người khác nhau, mỗi lúc lại có thêm một chút sai khác, nên không hệ thống lại rất khó nhớ được, nhưng chỉ cần có một bảng hệ thống hoàn chỉnh thì việc đọc lại cuốn sách lại rất dễ dàng.

Yếu tố trinh thám trong Tàn uế rất lạ, không phải những vụ giết người mà là những hiện tượng ma quái, vậy nên việc điều tra không phải là tìm ra hung thủ mà là tìm ra ngọn nguồn sự việc. Cách kể chuyện lội ngược dòng thời gian từ từ gây tò mò đối với độc giả, khiến độc giả dễ chìm vào mạch truyện, dần dần lật mở những sự kiến cách đó hàng trăm năm.

Tàn uế đặt ra một quy luật: Người chết sinh ra uế, uế không được dọn dẹp sạch sẽ sẽ trở thành tàn uế, tàn uế bám theo những người tiếp xúc với nó.

=== Spoil nhẹ thôi không quan trọng ===

Không rõ đứa bạn tôi đọc review hoặc comment ở đâu rồi trước khi đọc hết truyện, hỏi tôi rằng, trúng uế chỉ cần chuyển nhà đi là hết phải không? Tôi xin trả lời rằng, những người hiểu như vậy thì tôi nghi hoặc rằng có thật sự đọc hết cuốn truyện chưa, hay chỉ lướt qua quít, hiểu đại ý là xong. Uế trong cuốn Tàn uế này không mang ác ý, không gây hại người, giết người, mà chính bản chất con người mới tự hại chết mình, có những người vì ôm những suy nghĩ tiêu cực, gây ra hành vi sai trái, mới bị uế hóng đại nỗi sợ của mình lên, rồi tự giết chết chính mình. Và uế cũng ám mình cả đời, những người chết do bị uế ám sẽ gây ra uế, uế có thể trở thành uế nhiều lớp, do có nhiều người chết gây nên.

=== Hết Spoil ===
Yếu tố kinh dị trong Tàn uế không hợp với một số người có thể là do nó thiên hoàn toàn về ma quái, nhưng mỗi người một sở thích, có người thích đọc có người không, mua cuốn sách và đọc giới thiệu đã biết trước nó là kinh dị ma quái thì nên chuẩn bị tâm lý trước khi đọc.

Những hiện tượng ma quái trong Tàn uế đều chỉ gợi là chính, không tập trung miêu tả kỹ, nên đọc chậm, vì đôi khi trí tưởng tượng của ta còn tạo ra những thứ đáng sợ hơn đặc tả, và chỉ gợi một chút ta đã lạnh sống lưng lúc nào không hay.

Nhìn chung, Tàn uế làm ổn, đều tay trong cả cuốn, nên đọc chậm và liên tục, không nên kéo dài thật lâu đọc sẽ dễ bị oải.
Điểm: 9/10

Nguồn ảnh: Bookaholic

Bài review của bạn Linh Lee

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[X]
i9bet 1