Rồng Đỏ

“Những vụ giết người khủng khiếp vào những đêm trăng tròn. Những hiện tượng được sắp đặt với rất nhiều ý đồ nhưng rất ít dấu vết. Một sát thủ thích phô trương, thách thức cảnh sát bằng những lời nhắn trêu ngươi. Một con quái vật khốn khổ chỉ tìm thấy niềm vui trong việc sát hại các gia đình hạnh phúc. Một kẻ thái nhân cách chìm trong những logic quái gở và những hoang tưởng bất khả hình dung. Hắn tự gọi mình là Rồng đỏ.”

Review sách Rồng Đỏ - Hannibal Lecter

Nếu các bạn đã từng theo dõi mình thì cũng đã đọc qua bài viết về “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu”, và sự ít nhiều biết được sự quỷ quyệt của Bậc Thầy tâm lý Hannibal Lector. Trước nền móng của một vũ trụ kẻ-sát-nhân-Thái-nhân-cách thì “Rồng Đỏ” đã tạo ra những vệ-tinh cốt lỗi cho sự hình thành cả-vũ-trụ đấy!

Đa phần các tác phẩm mình đọc về hành vi tâm lý tội phạm, kẻ thủ ác đều mang một quá khứ không nằm trong định hình phát triển của xã hội, không phải chúng sống ngoài vòng pháp luật từ tấm bé… mà do bản thân chúng đã chịu những ám ảnh tâm lý, những suy đoài về mặt đạo đức từ lúc bản-chất-đạo-đức đang được hình thành trong chúng. Mặt trái của sự phát triển chung là một số cá thể đã phát triển trong một môi trường biệt lập, không quy chuẩn, không định hướng về mặt nhân cách và chịu đựng những dằn xé tâm lý khi còn bé.

Đến với Rồng Đỏ cũng vậy, tên sát nhân to-xác bị dị tật bẩm sinh, sinh ra không biết rõ cha là ai, chính mẹ ruột cũng ruồng bỏ để rồi những năm tháng sống cùng Bà Ngoại trong một khuông viên rộng lớn, và rồi khoảnh khoắc tuổi thơ không có một mái ấm thực sự đã tạo nên những xúc cảm trái ngược, những tổn thương tâm lý nặng nề… và tất nhiên đã bị thao túng một cách dễ dàng bởi một bậc-thầy-tâm-lý, chính Lector là nguồn cảm hứng của Francis Dolarhype, và rồi cũng chính hắn đã giựt dây cho cái kết đầy phẫn nộ…. Có lẽ Lector là cội nguồn của tội ác, cho dù trực tiếp hay gián tiếp!

Đọc Truyện chuỗi series “Hannibal Lector” của Thomas Harris ít nhiều ta cũng hình dung ra được những kẻ giết người hàng loạt đều là những kẻ có chung một “tiểu sử”, và dễ dàng nhận thấy chúng là những tên to xác… Nếu Jeam Gumb trong “Sự im lặng của bầy cừu” là một tên đồ tể không được sống trong hình hài của phụ nữ, thì Francis Dolarhype thì tự nhận mình là hiện thân của Rồng, của đức tin và lòng kiêu hãnh muốn khẳng định bản thân!

Ranh giới giữa thiện và ác rất ngắn. Trong chính chúng ta, những khoảnh khắc rất mong manh, những dữ kiện rất nhỏ trong cuộc sống cũng đã từng tạo nên một suy nghĩ kết thúc cuộc đời của một ai đó, tất cả chúng ta đều có chung một bản ngã, chung một phần “Con” trong phần “Con Người”. Chúng ta được học cách kiểm soát phần con đấy bằng giáo dục, quy chuẩn đạo đức của xã hội, để kiềm hãm phần “Con” hoang dã trong người! Và “Rồng Đỏ” cũng là một kẻ chăm chỉ, gương mẫu, có lòng tự tôn pháp luật… qua miêu tả thì hắn chưa bao giờ chạy xe lấn làn, vượt đèn đỏ hay quá tốc độ trong suốt cuộc đời của hắn. Tại nơi làm việc hắn là một người sếp gương mẫu, một người làm việc đầy trách nhiệm… Thế thì lý do gì, động cơ nào biến một con người tự tôn pháp luật đầy gương mẫu nhưng thế trở thành kẻ giết 10 mạng người có-chủ-đích chỉ trong vòng 6 tháng trở lại! Một kẻ tổn thương tâm lý nặng nề, hoặc một kẻ không tin vào tự tôn pháp luật, hay hắn bị chà đạn lên những tổn thương về mặt hình thể do chính gia đình, xã hội tạo nên!?

Hắn có một đức tin, một đức tin mãnh liệt…

Khi đọc một nhân vật trong truyện thì không thể nào phủ nhận được người đã tạo nên nhân vật đấy, một bộ não nhiều hiểu biết về tâm lý hành vi, một xúc cảm về mặt nghệ thuật của Thomas Harris và còn nhiều khía cạnh khác nữa nhưng trong giới hạn của Rồng Đỏ thì mình chỉ cảm nhận được tới đó. Ít nhiều chúng ta sẽ gặp được những “tác phẩm của thời phục hưng” và chính bức vẽ “Red Dragon” của William Blake là nguồn cảm hứng bất diệt để tác phẩm tạo nên một tên thái nhân cách giết người vì một-lòng-tin-tuyệt-đối!

Tất nhiên, phải có điều thiện, và người thực thi công lý thực sự trong tác phẩm này đó là Will Graham – kẻ thù không đội trời chung với Lector, kẻ mà Lector đã nhận xét “anh cũng như tôi, chẳng qua anh không dám thừa nhận điều đấy!” và cũng chính anh là người tận tay áp giải Lector đứng trước bồi thẩm đoàn để nghe lời tuyên thệ!

Đây không phải lần đầu tiên mình dùng ít chữ để viết về người thực thi công lý. Không phải vì mình cổ xúy tội ác hay cực đoan ủng hộ cái sai, nhưng khi tội ác quỷ quyệt được soi sáng bởi cái thiện, cái đúng thì mặc nhiên điều thiện sẽ được khắc dấu vào tâm trí chúng ta. Đây cũng là lối kể chuyện mình thường thấy trong các tác phẩm trinh thám đương – hiện đại… vì điều đúng luôn vĩnh hằng, cái đúng chỉ có một, là một hằng số trong hằng hà sa số các đáp án sai… và tất nhiên cái sai thì rất nhiều nhưng điều đúng thì chỉ một và duy nhất!

Vậy thì hãy để tội đồ của ác quỷ tạo nên vẻ đẹp thánh thiện cho thiên thần!

Nhut Phan review

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *