Review: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh.

Hi bé c thích ra khi nhà vì nhà thy CHÁN😩 
Ln lên li thích quay v nhà vìđời thy NGÁN😥
Nhiều lúc tôi phát ngán cái cuộc xô bồ ngoài kia. Muốn trở về bên gia đình, trở về làm con nít để mà khỏi phải lo, khỏi phải nghĩ chi cho mệt. Biết là thời gian không thể quay trở lại, nhưng vô tình tôi đã kiếm được một tấm vé làm sống lại tuổi thơ của mình. Đó là cuốn sách “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.
Tôi biết đến cuốn sách này sau khi đọc xong cuốn “ Cảm ơn người lớn” cũng của bác Nguyễn Nhật Ánh.
Review cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Khá giống với cuốn “ Cảm ơn người lớn” lời văn hồn nhiên, “ trong sáng”.
VÌ sao chưa sáng thì ở đây tôi không tiện nói. Nói sợ ảnh hưởng tới cô hiệu trưởng Tủn. Bạn đọc có thể tự tìm hiểu nhé!
Những ai đã từng đọc các tác phẩm của bác Ánh rồi thì đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật, như thể đó chính là bản thân mình vậy.
“Buồn ơi là Sầu!” Câu được thằng cu Mùi chọn làm chữ ký khi nhắn tin cho gái. Đang lúc buồn sầu, tôi đã cười không ngậm được mồm khi đọc cuốn sách này. Mấy cái trò chơi hồi trẻ thơ trong cuốn sách tôi hầu như đều có chơi qua, nhưng không có bá đạo và chuyên nghiệp như hội cu Mùi, Hải cò, Tủn và Tí sún. Tại hạ tự cảm thấy bản thân mình thua kém nhiều phần, còn các bạn thì sao đã chơi chưa? Đặt tên cho cả thế giới này, trò vợ chồng này, ăn trong chậu, uống trong chai, …
Haha, con chó sao phải gọi là con chó, gọi là cái bàn ủi mới đúng, đi chơi thay cho đi ngủ, rồi cái cặp gọi là cái giếng.
Quá bá rồi, nhiêu đó chưa là gì so với pha tai nạn mang tính cấp trường này của Hải cò. Trong thế giới mới đặt tên thì Hải cò là cảnh sát trưởng, con Tủn là tiếp viên hàng không, con Tí là nàng bạch tuyết, thằng cu Mùi là thầy hiệu trưởng. Có lẽ chả có gì đáng nói nếu như đây chỉ là cách gọi tên thể hiện ước mơ của những đứa trẻ. Khi cô giáo bắt Hải lên gặp thầy hiệu trưởng vì tội chống đối thì câu nói kinh điển này :
  • Thưa cô ,thầy hiệu trưởng hôm nay không đi học. Hôm qua, thầy hiệu trưởng đánh nhau với em, sáng nay còn nằm rên hừ hừ ở nhà ạ.
Tôi phá lên cười không biết bao nhiêu lần, thầy hiệu trưởng ở đây chính là thằng cu Mùi. Haizz, nhưng đâu chỉ trẻ con mới đặt lại các khái niệm trong cuộc sống đâu nhể.
Người lớn chúng ta còn đặt lại ác liệt hơn. Gì mà đi đến chính quyền nhớ mang theo “ chất bôi trơn” nha mày. Ủa, tao đi lên xin giấy chứng nhân chứ có phải đi sửa xe đâu nhể.
Với những ai đã đi làm, đã có gia đình, con cái thì cuốn sách này sẽ như một hồi chuông cảnh tỉnh vậy.
Lúc còn nhỏ chúng ta hồn nhiên, phóng khoáng bao nhiêu, cái kẹo cắn làm đôi ra. Khi lớn lên thì tính toán, so đo từng li từng tí.
Lúc nhỏ thì làm những gì mình muốn, cha mẹ dặn còn không nghe, lớn lên thì sao? Toàn phải ngó trước ngó sau, xem người ta muốn gì?
Người ta có nói xấu gì mình không? Mắc mệt. Tôi biết , “ Cuộc sống mà!”.
Còn các bậc phụ huynh, các bác thấy sao sau khi con cái lập “ tòa án” để xét xử chính mình. Dù tôi chưa có con cái, tôi cũng thấy nhột thay các bác. Cha mẹ là tấm gương cho con cái. Vậy mà hết lần này tới lần khác các bác say sỉn, chửi bới,… làm con cái sợ hãi, lo lắng. Lẽ nào cứ lớn là được phép làm bậy hay sao? Rồi cả chuyện ăn thịt chó nữa. Các bác chó là vật nuôi trong nhà, là bạn của trẻ thơ. Chỉ vì sự ích kỉ của bản thân, mà các bác đã giết chết đi một tình bạn đơn thuần của trẻ thơ. Nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn. Rồi bây giờ ngoài cuộc sống ru rú trong nhà với cái điện thoại, ipad, internet và sự cô đơn, lại còn chuyện đi học thêm.Cá nhân tôi thật sự thấy thương các em. Chả biết học nhiều vậy sau này có thành ông nọ bà kia không. Mà bây giờ tụi nhỏ bị cha mẹ bắt đi học thêm quá trời. Học ngày, học đêm, học cho khỏi nghỉ khỏi chơi luôn. Cha mẹ ơi! các bé còn là trẻ con mà. Các cha các mẹ cũng từng có tuổi thơ, trưa hè không ngủ trốn đi chơi nhảy dây, đuổi bắt, ô ăn quan mà. Chiều về thì thả diều , bắt bướm. Vậy thì xin các cha mẹ đừng thui chột tuổi thơ của các bé nữa. Viết đến đây, tôi xin gửi lời tới các bậc làm cha làm mẹ : “ Hãy cho con cái mình phát triển một cách lành mạnh”.
Tái bút, Nê Mô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *