Ác Quỷ Nam Kinh: Thước Phim Vạch Trần Tội Ác

Ác Quỷ Nam Kinh: Thước Phim Vạch Trần Tội Ác
Rate this post

Ác Quỷ Nam Kinh

Vết thương chiến tranh vẫn là chủ đề khiến bất cứ người đọc nào cũng đau đáu những cảm xúc khó mô tả. Hơn cả những tội ác chiến tranh từng xuất hiện trong tài liệu lịch sử, Ác Quỷ Nam Kinh không đơn thuần thuật lại các hành động dã man mà người Nhật đã làm trong cuộc chiến tại Trung Hoa những năm bốn mươi của thập niên trước.

“Có lẽ tôi nên cho rằng đó là một đặc ân khi được tận mắt nhìn thấy Nam Kinh trong giờ phút lịch sử này. Từ khung cửa sổ nhỏ xíu của mình, xuyên qua tấm lưới mắt cáo, tôi có thể nhìn thấy những gì mà quân Nhật đã bỏ lại Nam Kinh: đường phố hoang vắng với những tòa nhà cháy đen, những dòng sông và kênh đào ngồn ngộn xác chết.”

Chuyến hành trình tìm kiếm những sự thật trần trụi cùng với ẩn số đầy tang thương phía sau diễn ra một cách lôi cuốn dưới ngòi bút của Mo Hayder. Ngày nay, không khó để tìm kiếm thông tin và những hình ảnh thảm khốc của Nam Kinh vào năm 1937. Ấy vậy mà áng văn chương này còn chật thật, thẳng thừng và gây ấn tượng mạnh đến thế.

Nếu phải trả lời khi ai đó hỏi về cuốn sách lịch sử vừa thê lương, song vừa hấp dẫn, câu trả lời sẽ không thể là gì khác ngoài Ác Quỷ Nam Kinh.

Đôi điều về tác giả

Mo Hayder

Mo Hayder sinh năm 1962, là một nhà văn người Anh nổi tiếng với thể loại trinh thám. Bà sinh ra tại Luân Đôn, có bố là một giảng viên đại học, năm 16 tuổi bà rời gia đình và bắt đầu làm nhiều công việc khác nhau như bảo vệ, phục vụ,… Đến năm 25 tuổi, bà đến Nhật Bản, tiếp tục đến nhiều nơi trên thế giới, tích góp cho bản thân nhiều kinh nghiệm quan sát về cuộc sống, văn hoá của nhiều dân tộc. Đáng trân trọng hơn cả, Mo Hayder tìm hiểu nghiêm túc và thấu hiểu những gì bản thân học được từ lịch sử, dù không phải lịch sử về quê hương mình.

Ngoài ra, Mo Hayder còn có đam mê với phim hoạt hình, chính đam mê này đã đưa bà đến Los Angeles. Tại đó, bà đã học Thạc sĩ chuyên ngành Điện ảnh tại American University, về sau, bà còn lấy thêm bằng Thạc sĩ Văn học sáng tạo tại Bath Spa University. Bà từng tham gia công việc sản xuất phim tại Nhật Bản vào những năm 80 và dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Các tác phẩm của Mo Hayder được ra mắt hầu hết đều nhận được phản ứng tích cực từ phía độc giả. Trong số đó, Ác Quỷ Nam Kinh (tên gốc là The Devil of Nanking) thuộc tốp những cuốn sách bán chạy nhất nước Anh vào thời điểm ra mắt năm 2004.

Hiện nay, Mo Hayder đang sống tại Anh cùng chồng và con gái. Ngoài công việc sáng tác, bà cũng tham gia giảng dạy tại trường đại học. Ác Quỷ Nam Kinh là đứa con tinh thần được kết tinh từ những trải nghiệm sâu sắc của tác giả tại châu Á, đồng thời là đứa con văn học mà Mo Hayder ấp ủ từ những năm tháng tuổi trẻ. Nguồn cơn của công cuộc tái hiện Nam Kinh vào năm 1937 của Mo Hayder xuất phát từ khi bà tình cờ nhìn thấy bức ảnh một thường dân Nam Kinh đang bị một người lính Nhật lấy thủ cấp.

Muốn tìm sự thật, phải vượt nghìn trùng

Grey bắt đầu lên đường đến châu Á xa xôi, cụ thể là Nhật Bản, với mục đích tìm kiếm một đoạn phim mà cô biết được qua những dòng một tả trong quyển sách bìa da cam. Động lực ban đầu có lẽ là để chứng minh với gia đình, với mọi người xung quanh rằng mình không phải bệnh nhân thần kinh như chẩn đoán của các bác sĩ tâm thần. Ngay cả khi mẹ Grey luôn khẳng định rằng chẳng có cuốn sách nào như lời kể của con gái, mọi thứ chỉ là do cô suy tưởng tượng viển vông, Grey vẫn thôi thúc ý chí của mình tin vào hồi ức không mấy rõ ràng của bản thân.

“Ai cũng nói vụ hành hình là do tôi tưởng tượng ra, là một triệu chứng của bệnh điên mà tôi mắc phải chứ một ác khủng khiếp như thế không thể nào xảy ra trên thực tế.”

Không một bác sĩ hay y tá nào trong bệnh viện, nơi Grey được cho là phải điều trị dứt điểm vấn đề tâm thần của mình, tin vào câu chuyện man rợ đến tột độ đó cả. Duy một điểm sáng mà Grey có thể hỏi thăm về manh mối cũng như chứng cứ về tội ác của quân đội Nhật tại Trung Quốc năm 1937 là giáo sư Sử Trùng Minh, hiện đang giảng dạy tại một trường đại học ở Tokyo. Như một định mệnh, con người lớn lên tại quê hương Nam Kinh, Trung Quốc cũng mang trong mình một hoài bão đau đớn và khắc khoải trong suốt nhiều ngày tháng sống và làm việc tại Tokyo.

Bút pháp của Mo Hayder đã vẽ nên một Tokyo năm 1990, như một áo giác và sự hồi sinh nhanh đến khiến người ta phải ngỡ ngàng.

“Tôi đã được biết rất nhiều về thành phố phượng hoàng này, về việc Tokyo đã vươn lên như thế nào từ đám tro tàn của chiến tranh; nhưng giờ đây nhìn thấy thành phố này bằng xương bằng thịt thì đối với tôi nó gần như không có thật. Đâu rồi một Tokyo thời chiến? Đâu rồi cái thành phố của những người lính đó? Có phải tất cả đã bị chôn vùi dưới những tòa nhà cao tầng này?”

Dĩ nhiên, nếu như Grey nhận được sự đồng ý của giáo sư Sử Trùng Minh ngay từ lần gặp đầu tiên thì Ác quỷ Nam Kinh đã không thể trở thành một kiệt tác chiến tranh như bây giờ. Sử Trùng Minh là nhân vật mà bất kỳ lời thoại nào thốt ra đều ẩn chứa đầy hàm ý sâu xa. Còn Grey, dường như đơn giản hơn đôi ba phần, một thân một mình đánh liều tiến về phía trước mà không cần tính toán xem đất nước này muốn làm gì mình. Tác giả lồng ghép hình ảnh lịch sử, văn hoá và những nỗi đau thời chiến vào một Tokyo hoà bình theo cách khéo léo và khiến người ta ra rứt nhất. Mo Hayder cho đó là sự trả giá của những con người bàng quan với những gì quốc gia họ đã làm ở Nam Kinh năm ấy. Nghệ thuật từ ngữ của tác giả đến từ cách lồng ghép các dữ kiện lịch sử, kiến thức xã hội vào chính dòng suy tư riêng biệt của Grey, dù khi giao tiếp với ai đó hay tự đối thoại với bản thân.

“Trong nhiều năm, các trường học ở Nhật Bản không dạy học sinh về vụ thảm sát ở Nam Kinh. Tất cả những gì liên quan đến cuộc chiến đều bị đưa khỏi sách giáo khoa. Phần lớn thanh niên Nhật chỉ có một khái niệm hết sức mơ hồ về những gì xảy ra ở Trung Quốc năm 1937. Tôi tự hỏi không biết cô phục vụ bàn có biết đến cái tên Nam Kinh hay không nữa.”

Có một chi tiết xuất hiện không chỉ một lần trong xuyên suốt nửa nghìn trang sách, đó là khoảng thời gian mà Grey nói với Sử Trùng Minh hoặc tự nhẩm trong đầu về hành trình tìm kiếm về những gì đã diễn ở Nam Kinh năm 1937. Một phần tính cách kiên nhẫn, lì lợm và gan dạ của Grey chính là thể hiện qua chi tiết này. Một cô gái hiểu rằng bản thân gặp vấn đề nghiêm trọng khi nghĩ đến tình dục, đã lần mò gần mười năm ròng rã, để tìm đến đất nước mặt trời mọc và gặp cho bằng được giáo sư Sử Trùng Minh – cái tên được nhắc đến trong một tư liệu nào đó rằng ông có trong tay đoạn phim quay được Nam Kinh trong giai đoạn thảm khốc đó.

Mọi sự thật đều phải được trả cái giá xứng đáng trước khi muốn đưa tay vén tấm màn che phủ sau nhiều năm. Đoạn phim mà Sử Trùng Minh nắm giữ không hoàn toàn thuộc về giá trị lịch sử, mà còn là giá trị của tình yêu thương. Bản thân Sử Trùng Minh đến lúc gặp được cô gái ngoại quốc như Grey, đã rất nhiều năm trôi qua sau vụ thảm sát rùng rợn của quân đội Nhật tại Nam Kinh, ông mới đủ dũng khí để lật lại từng trang nhật ký mình viết ngày xưa.

“Lính Nhật nghĩ ra đủ kiểu giết người mới lạ như chôn thanh niên xuống cát ngập đến cổ rồi cho xe tăng cán qua đầu; cưỡng hiếp người già, trẻ em và súc vật; dùng cực hình, tra tấn, chém đầu, phanh thây; họ dùng trẻ em làm bia cho các buổi tập trận bằng lưỡi lê. Bạn không thể mong đợi những người đã từng chứng kiến cuộc tàn sát đó lấy lại niềm tin vào người Nhật.”

Ngay từ những trang đầu tiên, hình ảnh xâm lược của quân đội Thiên hoàng đã được tái hiện không chút che đậy. Thủ đô Nam Kinh khi ấy không khác gì món mồi ngon đang lơ lửng trước tầm mắt của bầy dã thú. Quân đội phát xít với sức công phá không nể nang bất cứ điều gì và sự tàn bạo của tên chỉ huy được gán cho biệt danh “diêm vương Nam Kinh”, một cuộc càn quét truy sát trên diện rộng qua từng con chữ cũng đủ khiến người ta rợn tóc gáy. Dù các thiết bị ghi hình tân thời đã được đưa vào sử dụng phổ biến, nhưng các bằng chứng về cách thức lính Nhật đoạt lấy vô vàn sinh mạng dân thường Nam Kinh khi ấy lại hết sức rời rạc. Cuộc tìm kiếm đoạn phim trong tay giáo sư Sử Trùng Minh của Grey cũng leo lét hi vọng hệt như cách người ta tìm kiếm thông tin về Nam Kinh năm 1937. Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử của học sinh Nhật Bản hoàn toàn không đề cập gì đến những chiến lược man rợ của mình ngày trước. Có thể, điều này là bởi sự sợ hãi bị trả thù.

Ác Quỷ Nam Kinh hoàn toàn không có nhiều điểm tương đồng với một tiểu thuyết trinh thám, mà là một tư liệu khơi gợi truy tìm sự thật lịch sử. Một dân tộc đoạt lấy sự tự do của một dân tộc khác, hơn nữa lại không hề văn mình như cách thức họ vẫn thường vỗ ngực tự hào. Mo Hayder không qua loa lướt qua chi tiết chiến tranh, ngược lại bà rất thực tế và những dòng miêu tả khung cảnh thống khổ cùng con người Nam Kinh khi ấy hoàn toàn không hề được ghi ra một cách hời hợt. Không thể phủ nhận những nghiên cứu ngoài lịch sử, bao gồm văn hoá và tư duy thời đại của hai nước Trung – Nhật mà tác giả nêu ra trong Ác Quỷ Nam Kinh.

Dù toàn bộ 500 trang tiểu thuyết là câu chuyện hư cấu dựa trên sự kiện có thật, nhưng mạch truyện không nhanh không chậm là một điểm cộng khi việc đọc còn bồi thêm việc suy ngẫm về lịch sử. Nói mạch truyện không nhanh vì phải đến tận những chương cuối cùng thì sự thật về đoạn phim mà Sử Trùng Minh bảo quan bấy lâu mới được công khai. Còn mỗi trang nhật ký của ông cùng người vợ Thu Kim, và gia đình ông Lưu đều khiến người đọc phải dừng lại vài khoảnh khắc, hình dung ra tình cảnh lúc đó rồi thấm dần nỗi sợ hãi chiến tranh. Nói mạch truyện không chậm vì chuỗi ngày Grey sinh tồn và gặp gỡ các mối quan hệ mới ở Tokyo liên tiếp xảy đến những diễn biến mới. Càng đọc về sau, càng muốn biết rốt cuộc nỗi đau mà gần thập kỷ qua Grey đã gặp phải là gì, con người thật đằng sau lớp mặt nạ hào môn của băng đảng ngầm Nhật Bản ra sao,…

Nếu để ý những chi tiết trong các phần nhật ký của giáo sư Sử Trùng Minh, không khó để phát hiện ngoài thời gian dương lịch, ông còn ghi rõ thêm ngày tháng tính theo lịch của Thu Kim, hay âm lịch (ở những trang sau cùng). Chỉ riêng về cách tính thời gian, có thể cảm nhận Sử Trùng Minh dù khăng khăng cho rằng bản thân chỉ tin vào khoa học hiện đại và chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng bị chi phối bởi đời sống tâm linh kỳ lạ của mẹ và vợ ông. Logic riêng của Mo Hayder không phân biệt tách bạch tâm lý quan điểm của các nhân vật, cũng không hoà trộn tư tưởng của họ lại với nhau phải chăng là bí quyết mà Ác Quỷ Nam Kinh cuốn hút hơn một tiểu thuyết thông thường. Mọi con người đều có điểm tốt, và ẩn sâu sau đó là tâm lý diễn biến phức tạp bị tác giả bóc trần. Có lẽ do thế mà không riêng Grey hay Sử Trùng Minh, các nhân vật khác vừa đáng ghét mà cũng đáng thương.

Ám ảnh nhất vẫn là bàn tay của quân đội Thiên hoàng Nhật Bản đã thẳng thừng nhuốm máu của không biết bao nhiêu sinh mạng vô tội của Nam Kinh. Tất thảy cuộc chiến đó, tất thảy những gì biến thái nhất diễn ra ở thủ đô Nam Kinh năm 1937 là tội ác ám ảnh cả người chết lẫn người sống. Nhân vật Sử Trùng Minh đại diện cho số ít người may mắn sống sót về sau, nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng và cuộc thanh trừng mà “diêm vương Nam Kinh” gây ra dù có rửa hết nước một dòng sông cũng không sạch được.

Ác Quỷ Nam Kinh

Cảm nhận sau khi đọc

Ngay từ những trang đầu tiên, hình ảnh xâm lược của quân đội Thiên hoàng đã được tái hiện không chút che đậy. Thủ đô Nam Kinh khi ấy không khác gì món mồi ngon đang lơ lửng trước tầm mắt của bầy dã thú. Quân đội phát xít với sức công phá không nể nang bất cứ điều gì và sự tàn bạo của tên chỉ huy được gán cho biệt danh “diêm vương Nam Kinh”, một cuộc càn quét truy sát trên diện rộng qua từng con chữ cũng đủ khiến người ta rợn tóc gáy. Dù các thiết bị ghi hình tân thời đã được đưa vào sử dụng phổ biến, nhưng các bằng chứng về cách thức lính Nhật đoạt lấy vô vàn sinh mạng dân thường Nam Kinh khi ấy lại hết sức rời rạc. Cuộc tìm kiếm đoạn phim trong tay giáo sư Sử Trùng Minh của Grey cũng leo lét hi vọng hệt như cách người ta tìm kiếm thông tin về Nam Kinh năm 1937. Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử của học sinh Nhật Bản hoàn toàn không đề cập gì đến những chiến lược man rợ của mình ngày trước. Có thể, điều này là bởi sự sợ hãi bị trả thù.

Ác Quỷ Nam Kinh hoàn toàn không có nhiều điểm tương đồng với một tiểu thuyết trinh thám, mà là một tư liệu khơi gợi truy tìm sự thật lịch sử. Một dân tộc đoạt lấy sự tự do của một dân tộc khác, hơn nữa lại không hề văn mình như cách thức họ vẫn thường vỗ ngực tự hào. Mo Hayder không qua loa lướt qua chi tiết chiến tranh, ngược lại bà rất thực tế và những dòng miêu tả khung cảnh thống khổ cùng con người Nam Kinh khi ấy hoàn toàn không hề được ghi ra một cách hời hợt. Không thể phủ nhận những nghiên cứu ngoài lịch sử, bao gồm văn hoá và tư duy thời đại của hai nước Trung – Nhật mà tác giả nêu ra trong Ác Quỷ Nam Kinh.

Dù toàn bộ 500 trang tiểu thuyết là câu chuyện hư cấu dựa trên sự kiện có thật, nhưng mạch truyện không nhanh không chậm là một điểm cộng khi việc đọc còn bồi thêm việc suy ngẫm về lịch sử. Nói mạch truyện không nhanh vì phải đến tận những chương cuối cùng thì sự thật về đoạn phim mà Sử Trùng Minh bảo quan bấy lâu mới được công khai. Còn mỗi trang nhật ký của ông cùng người vợ Thu Kim, và gia đình ông Lưu đều khiến người đọc phải dừng lại vài khoảnh khắc, hình dung ra tình cảnh lúc đó rồi thấm dần nỗi sợ hãi chiến tranh. Nói mạch truyện không chậm vì chuỗi ngày Grey sinh tồn và gặp gỡ các mối quan hệ mới ở Tokyo liên tiếp xảy đến những diễn biến mới. Càng đọc về sau, càng muốn biết rốt cuộc nỗi đau mà gần thập kỷ qua Grey đã gặp phải là gì, con người thật đằng sau lớp mặt nạ hào môn của băng đảng ngầm Nhật Bản ra sao,…

Ác Quỷ Nam Kinh là một tác phẩm mang lại nhiều cảm xúc sâu sắc và suy ngẫm về những tội ác và đau thương của chiến tranh. Đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết thông thường, mà còn là một tư liệu lịch sử đầy hấp dẫn và cảm động.

Được tóm tắt bởi Anh Thư – Bookademy