ÔNG TRĂM TUỔI TRÈO QUA CỬA SỔ VÀ BIẾN MẤT sẽ rất hợp với bạn nào có tính tò mò và 1 khối óc logic ( vì sẽ có rất nhiều sự kiện lịch sử được thuật lại và bạn cần phải nhớ mình đã đọc gì). Nói là nói vậy thôi chứ cuốn sách này là 1 quyển ghi chép lại lịch sử của thế kỉ 20 cho những bạn nào thích lịch sử thế giới nhưng theo kiểu đọc như chơi. Vì bạn sẽ thấy nó vô cùng hài hước chứ không theo kiểu nhồi nhét như lịch sử mình đã được dạy ở trường. Mà thật đọc cuốn sách này mình cười không biết bao nhiêu lần.
Xem thêm : Review Sách: Trang Trinh Thám
🤓 OK nghiêm túc lại.
📚Không quá khó để hiểu vì sao “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất” lại được bán ra với hơn 8 triệu bản và được đón nhận như 1 hiện tượng văn học với tầm vóc Nobel văn chương.
📌Trước hết phải bàn tới nội dung của cuốn sách. Bạn sẽ khó có thể kiếm nổi cuốn sách nào có độ tưng tửng đầy nghệ thuật, độ châm biếm nhưng khôi hài đến khó tin và cái nhìn rất ư là “thẳng như ruột ngựa” cho bằng cuốn sách này. Một cụ già 100 tuổi,Alan Karson, với cuộc chạy trốn khỏi viện dưỡng lão cùng với những người bạn ông kết giao trên đường đi và rồi hàng tá vụ hỗn độn thậm chí là 2 cái xác chết đã châm nguồn cho cuộc truy lùng với quy mô toàn đất nước Thụy Điển diễn ra vào năm 2005. Song song cuộc truy đuổi ở thực tại là sự đan xen của hồi ức, 1 phiên bản Alan Karson trẻ hơn, làm việc ở xưởng chế tạo bom cho đến việc ông trở thành 1 cố vấn viên rồi đến 1 chuyên gia chế tạo bom nguyên tử. Nếu đến đây mà bạn chưa thấy đủ ngầu thì có thể sẽ phải kể đến việc Karson đã trở thành ân nhân của Mao Trạch Đông, gần như là chế được bom nguyên tử theo như lời đề nghị của vợ ông Tưởng Giới Thạch ( bà Tống Mỹ Linh) theo sự nhờ vả của Tổng thống Mỹ Truman thời bấy giờ, và rồi mối quan hệ của Karson với hàng loạt những con người mang tầm vóc quốc tế khác như: lãnh đạo Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston Churchill, Kim Jong II con trai Kim Jong Un, vân vân và mây mây những con người có tầm ảnh hưởng bật nhất trong thế chiến thứ 2.
Xem thêm : Thế giới mới tươi đẹp – Aldous Huxley
🔖Sau tất cả, dù không trực tiếp nhắc đến nhưng Jonasson cho ta thấy được hệ lụy chết chóc mà thế chiến thứ I và II đã mang lại. Mà nếu nói theo (Karson) thì chiến tranh đã là 1 việc làm mất nhân tính dù cho bên nào thắng đi nữa kẻ chịu thiệt thòi nhất vẫn chính là con dân. Không những “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất” được xem như là 1 quyển lịch sử diễn tả chân thật mà không phiến diện, sau khi đóng quyển sách lại ta còn có thể chiêm nghiệm được thêm nhiều triết lý sống hay ho. Mà một trong số đó là việc khát khao được sống, dù là ngắn hay dài nhưng ở hiện tại có thể sống đã là tốt quá rồi theo như cụ Karson. Và vụ trốn khỏi viện dưỡng lão vào ngày sinh thứ 100 của cụ ( theo 1 cách nào đó thần chết đã quên mất cụ) gần như là một hồi chuông dấy động cho những người trẻ, những con người đang phí hoài cuộc đời mình cho những lắng lo, và chấp nhận thua cuộc thậm chí ngay cả khi khó khăn còn chưa bắt đầu. Vậy thì bạn mong cầu gì cho cuộc sống sau này của mình?
Câu nói mình khá thích đó là “Đón nhận chứ đừng chấp nhận.” Và vâng khó khăn đến theo cách riêng của nó chứ không hề đặt hẹn trước bao giờ nên hãy học cách đón nhận nó như 1 người bạn tâm giao dù bạn có ưa nó hay không đi chăng nữa. Cuốn sách cho ta thấy việc khát khao được sống và việc xử lý tình huống đầy nhân đạo của tác giả đối với từng nhân vật. Không ai có thể tốt mãi mãi và xấu xa vĩnh viễn. Nên nếu tha được thì cứ tha ( nhưng thực tế điều này không dễ tí nào).
Bài review của tác giả: Chi Nguyen (https://www.facebook.com/profile.php?id=100004575495093)
Nguồn: https://reviewsach.info/
Danh mục: Văn Học