“- Mãi mãi chúng mình sẽ không rời xa nhau chứ Kiên?
– Ừ
– Và khi chết cũng chết bên nhau nhé! – Thầm thì Phương rủ rê.
…
– Nhưng sao lại chết? Chiến tranh: Từ nay mới thật là sống!
– Thật là sống à… Có lẽ thế. Nhưng chỉ sợ chúng mình sẽ không kịp sống và yêu… Không kịp, đã mất hết!”
“Nhưng chỉ sợ chúng mình sẽ không kịp sống và yêu”, có ai chết đâu, nhưng tình yêu đó, tình yêu giữa Phương và Kiên chỉ mãi mãi nằm trong ký ức để họ nhớ về nhau.Tình yêu đau đớn nhất có lẽ là yêu mà không đến được với nhau. Nhưng một khi đến được với nhau rồi liệu tình yêu có còn đẹp nữa hay không?
“… Hai đứa mình, Kiên ơi… Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng… Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào…”
Tuổi trẻ! Họ đã yêu nhau như thế! Trắng trong, ngây ngô và sâu đậm.
- “Khi hơi thở hóa thinh không” – Pual Kalanithi
- Những thị trấn từ đời thực lên phim ảnh trong các siêu phẩm kinh dị
- Elon Musk – Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng
- Review Sách: “Đứa Trẻ Hư”: Vết Mực Đen Trên Tờ Giấy Trắng – YBOX
- Anh sẽ đi tìm em trên chiếc xe đạp hỏng – Ichikawa Takuji
Chiến tranh mang đến tang thương và giết chóc. Chiến tranh làm rạn nứt tình yêu. Chiến tranh vốn dĩ ác nghiệt và mãi mãi ác nghiệt. Chiến tranh diễn ra, Kiên phải lên đường phụng sự tổ quốc, bỏ lại sau lưng niềm yêu non trẻ với Phương, người con gái của mình. Chiến tranh khiến một cô gái cá tính như phương bị vùi dập và mất đi hạnh phúc với người mình yêu. Sống sai thời điểm đã làm cuộc đời con người ta trở nên phiền muộn và u tối. Chiến tranh mãi mãi là nỗi buồn cho dù là chiến thắng hay chiến bại.
Bạn đang xem: Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh
Xem thêm : Review Sách: “Trò Chơi Sinh Tử” – Một Cuộc Chiến Đấu Ác Liệt
Bảo Ninh viết về chiến tranh không hoàn toàn là tính chất anh hùng cách mạng như “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, không vẽ nên một bức tranh chiến tranh trọn đầy oanh liệt như “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi,… Chiến tranh trong văn Bảo Ninh vừa bi tráng hào hùng, vừa bi lụy đau thương. Cảnh sống khốn khổ, lắm đau thương và chết chóc dường như đã ám ảnh nhà văn này. Và trong văn ông, chiến tranh được vẽ nên một cách chân thực, không giấu giếm và che đậy. Đó là cảnh sống và sinh hoạt của những chàng trai mười chín đôi mươi chờ giờ ra trận, cờ bạc, ma túy cho quên tháng ngày. Ma túy chẳng gì khác hơn là sợi hồng ma cho quên đi cái chết cận kề. Đó là những chàng thanh niên mới lớn, chưa một lần biết đến mùi yêu, hàng đêm lần lượt kéo nhau xuống “khu trang trại gia tăng của huyện đội 67” với mỗi ba cô gái đang sống và chờ đợi từng đêm, chờ đợi bước chân người lai vãng. Bảo Ninh viết mà mỗi khi đọc tôi xốn xang và suy nghĩ rất nhiều: “Biết hết, và vì thế, lý ra là chỉ huy, anh cần ngăn chặn hiện tượng vô kỷ luật quá quẩn này, cần phải, nhưng người ta thường nói, uốn nắn, chấn chỉnh, lập lại nề nếp khuôn khổ, đạo đức tác phong, cần phải thẳng tay kéo đội viên của mình thoát khỏi tình trạng mê mẩn chẳng khác nào bị chài ếm, cần phải… Song trái tim, trái tim của anh, trái tim thực thụ của người lính chiến không đời nào cho phép anh ra tay hành động như vậy. Không những nó năn nỉ anh mà trái tim anh buộc anh phải im lặng, buộc anh phải hết lòng cảm thông. Chứ còn biết làm thế nào khác được, thực thể tiếng gọi man sơ, hoang dã ấy của tuổi thanh xuân?”. Đó là nỗi ám ảnh trước những cái chết của đồng đội và kẻ thù. Cái chết của Thịnh “con”, của Quảng, của Can ( người đồng đội bỏ trốn đáng thương của anh),..; cái chết của những thằng lính Mỹ, có lần anh vì muốn cứu một lĩnh Mỹ mà bỏ chạy đi tìm dụng cụ cứu thương, đến khi đến nơi, người lính kia đã bị nước mưa nhấn chìm dưới hố sâu. Rồi lần lượt lần lượt cái chết của những người xung quanh Kiên kéo đến, bám riết trong tâm trí của anh. Có cả những tiếng cười thảm thiết, man rợ của những người đồng đội hóa điên của mình… Miêu tả bằng giọng văn chân thực, nhưng chiến tranh trong văn của Bảo Ninh luôn hừng hực tính sử thi (cho tôi được dùng từ hừng hực bởi như thế mới diễn tả được những gì tôi muốn nói). Chiến tranh và chết chóc khiến con người ta trở nên trầm lặng và ít nói, làm con người ta sợ hồi nhớ về quá khứ. Bỗng, tôi nhớ đến diễn biến tâm trạng của chàng trai Cozak Grigori trong tác phẩm “Sông Đông êm đềm” của Sholokhov. Trong chiến tranh, Grigori cũng có nhiều nỗi trăn trở, ám ảnh về máu thịt, giết chóc và cái chết.
“Nỗi buồn chiến tranh” miêu tả chân thực cuộc sống bị “sốc” của những con người từ giả chiến trường trở về cuộc sống đời thường. Họ, những chàng lính anh dũng trên chiến trận, còn lại gì khi đất nước đã hòa bình? Phải chăng, họ còn lại là nỗi buồn, mất mát, ám ảnh và đang loay hoay trong cái gọi là hòa nhập, là sống lại với hòa bình? Kiên sau khi trở về Hà Nội, anh đã viết, viết để kể, được hồi ức, để tránh những nỗi ám ảnh, nỗi cô độc, nỗi buồn trong chính con người mình về tình yêu, về chiến tranh. Có ai đó đã nói “Cách tốt nhất để né tránh nỗi đau là đối diện trực tiếp với nó”. Phương đã rời xa anh, còn lại một mình anh chỉ biết viết mà thôi.
Sau tất cả, điều đẹp nhất của “Nỗi buồn chiến tranh”, với tôi, đó chính là kí ức, kỉ niệm đẹp về tình yêu, về những rung động đầu đời, cho dù sau này có yêu bao nhiêu người đi nữa, cũng không thể nào lấy lại được cảm giác ấy. Cảm giác rạo rực, say đắm nhưng hoang mang, sợ sệt. Đó là những hoài niệm về những điều đã xa, trôi vào ký ức nhưng mãi mãi, mãi mãi không bao giờ biến mất…
—
– Thúy Duy –
Nguồn: https://reviewsach.info/
Danh mục: Văn Học