Cùng tác giả với Thú tội, Những đứa trẻ bị mắc kẹt có khá nhiều điểm giống với tiền bối của nó. Các câu chuyện đều được kể lại dưới đại từ tôi, và thay đổi người kể chuyện liên tục, giống như tác giả chỉ đang phỏng vấn từng nhân vật của mình và cứ thế viết lại.
- Review Sách – Tái Hiện Kỳ Án: Hé Mở Góc Tối – Đánh Giá Chi Tiết Về Tiểu Thuyết Trinh Thám
- Review Sách: Hai Số Phận – Jeffrey Archer – Đừng Bao Giờ Đầu Hàng Số Phận
- Review sách: “Luyện” Não Với 10 Cuốn Tiểu Thuyết Trinh Thám Nổi Tiếng Thế Giới
- Truyện Trinh Thám: Bí Ẩn Cuốn Hút Vào Thế Giới Tội Ác
- Review Sách: Chuỗi Án Mạng A.B.C – Một Tác Phẩm Trinh Thám Đầy Hấp Dẫn
Xem thêm : Review Sách: “Người đàn ông mang tên Ove”
Điểm hấp dẫn ở đây là, mỗi đoạn “phỏng vấn” đều chỉ là góc nhìn riêng của nhân vật đó. Một câu chuyện tùy từng góc nhìn sẽ có thể được hiểu theo những cách khác nhau, độc giả đôi khi không hiểu đâu mới là sự thật. Có khi đang cuốn vào dòng tự sự của nhân vật này và đang cảm động, đang thấu hiểu dở chừng với vết thương của họ; câu chuyện xoay sang góc nhìn của nhân vật khác và ta lại thấy mọi thứ không còn như ta tưởng nữa. Thậm chí đôi khi tác giả để cho câu chuyện sau bẻ ngược hoàn toàn “sự thật” từ câu chuyện trước. Nhưng rốt cuộc câu chuyện nào mới là đúng thì tác giả không nói, hoặc cũng có thể chẳng chuyện nào đúng hết, ai cũng chỉ nhìn nhận và kể lại (và thêm mắm dặm muối) cho sự thật của mình mà thôi.
Truyện gồm 5 câu chuyện về những mảnh đời khác nhau (6 chương nhưng chắc câu chuyện số 5 dài quá nên tách hẳn ra làm 2 chương, cho mỗi nhân vật một chương làm đất diễn riêng), thật ra không hẳn tất cả đều về tổn thương thời thơ ấu làm nên tính cách nhân vật (Đứa trẻ bị mắc kẹt là tên riêng cho câu chuyện cuối), nhưng phần lớn tác giả đều xây dựng theo hướng đó. Mọi con người có những suy nghĩ biến thái, tâm lý bất thường, tính cách vặn vẹo, hầu như đều do một góc khuất nào đó từ những ngày rất xa. Những đứa trẻ mang nặng ẩn ức gia đình, ôm vết thương lòng chẳng bao giờ lớn lên được, không thoát ra được, chỉ có thể trốn vào một góc sâu trong tiềm thức và cứ thế trở thành người lớn với những tổn thương còn nguyên vẹn. Đọc xong truyện tôi có cảm giác xung quanh mình ai cũng có những đứa trẻ mắc kẹt như vậy, chỉ là ẩn ức lớn hay nhỏ mà thôi.
Riêng về câu chuyện cuối cùng, chương tự sự của người con gái, nói khá nhiều về khái niệm “gia đình độc hại”. Tôi không rõ từ tác giả dùng trong bản gốc là gì, ở đây được dịch thành “bà mẹ độc ác”, và tôi rất không tán thành cụm từ này. Độc hại và độc ác thay đổi nghĩa rất nhiều. Độc ác thì dễ rồi, như chương cuối (tự sự của người bạn gái) nói, bà mẹ độc ác là bà mẹ hành hạ con, bỏ đói con, bắt con đi ăn xin, bắt con đi làm cave kiếm tiền về cho mình – những trường hợp như vậy ai nhìn vào cũng có thể phán là “bà mẹ độc ác”, chẳng cần tranh cãi làm gì. Gia đình độc hại lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, với những ông bố bà mẹ trên danh nghĩa vì con, yêu thương con, muốn tốt cho con (và bản thân họ thực sự nghĩ rằng mình đang làm thế vì muốn tốt cho con thật), với danh nghĩa đó họ kiểm soát con cái, can thiệp vào mọi quyết định của con, đọc nhật ký thư từ của con, ép buộc từ việc học hành, bè bạn, hôn nhân, nghề nghiệp, ép buộc đến cả bản ngã của đứa trẻ, để nó chỉ có thể đi theo đúng con đường mình muốn (thường là con đường chính mình đã không thể đi). Có những ông bố bà mẹ không hề đánh đập con cái, nhưng sự bạo hành qua lời nói có thể tàn nhẫn và gây tổn thương không kém; những đứa trẻ bị nhiếc móc dày vò, bị chê bai chỉ trích ngày này qua ngày khác, có thể sẽ lớn lên với mặc cảm mình không xứng đáng được yêu thương, chỉ là kẻ bất tài vô dụng, và đủ các phức cảm tự ti khác. Đôi khi chúng ta đọc truyện và cảm thấy bức xúc, và nghĩ rằng chắc truyện xây dựng quá lên chứ làm gì có bố mẹ nào nỡ đối xử với con như thế (hoặc đó là cảm nhận của tôi thôi, tại cuộc sống của tôi hơi bị màu hường), nhưng chuyện thật đôi khi còn đáng sợ hơn tiểu thuyết. Những gia đình như thế, buồn thay, có mặt ở khắp mọi nơi, với đủ mọi level.
Trùng hợp là buổi tối ngày tôi đọc chương về gia đình độc hại, cũng là ngày bạn nhắn tin kể với tôi về một gia đình như vậy, cảm giác rất thấm thía và thấu hiểu (dù chả giúp được gì).
Xem thêm : Ngõ Lỗ Thủng – Trung Trung Đỉnh
Tôi vẫn đánh giá Thú tội cao hơn Những đứa trẻ bị mắc kẹt một chút. Nhưng về tổng thể, thì tôi đang chờ để bỏ Chuộc tội vào giỏ hàng.
Reviewer: Quỳnh Trang
Nguồn: https://reviewsach.info/
Danh mục: Văn Học