Review sách “Nhìn. Hỏi. Rồi, Nhảy Đi!”: Định Vị Bản Thân Trong Kỷ Nguyên 4.0

thumbnail
Rate this post

“Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh” – Lý Quang Diệu.

Giai đoạn từ 18-25 tuổi là những năm tháng đẹp nhất của đời người. Khi ấy bạn còn rất trẻ và khỏe, tràn đầy mơ mộng và hoài bão. Bạn có nhiều cơ hội để sai và sửa. Có rất nhiều bạn trẻ ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đã tận dụng khoảng thời gian này để sống và trải nghiệm. Họ học hết sức, làm việc hết mình và yêu cũng hết lòng. Để sau này ngoảnh lại, họ tự hào vì những năm tháng tuổi xanh sống không hối tiếc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số đông rất nhiều bạn trẻ hiện nay ra trường thất nghiệp, hoang mang về tương lai. Bởi vì họ không biết họ là ai, sống vì mục đích gì, điểm mạnh yếu ở đâu. Câu hỏi đặt ra là liệu có công thức nào cho sự thành công của người trẻ hay không?

“Nhìn. Hỏi. Rồi, nhảy đi!” của Thi Anh Đào là những dòng chia sẻ, gởi gắm của người chị có nhiều trải nghiệm thú vị và sớm tìm ra hướng đi của bản thân dành cho bạn trẻ Việt Nam. Bằng giọng văn gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu cuốn sách xứng đáng trở thành quyển sách gối đầu giường cho bất kỳ ai có khao khát một đời đáng sống và “viết nên câu chuyện của chính mình!”.

CHƯƠNG I: CÔNG THỨC CỦA THÀNH CÔNG?

Công thức của thành công

Chúng ta ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời đều có những giai đoạn ngưỡng mộ những người giỏi và thành công hơn ta. Khi được chia sẻ về bí quyết của thành công, ngoài yếu tố may mắn là phần nổi của tảng băng, thì môi trường là phần chìm.

“Họ luôn là những người may mắn được rơi vào những thách thức, những môi trường, những hoàn cảnh khiến họ nhìn nhận được điều mà số đông chúng ta ở Việt Nam không có cơ hội để chứng kiến và chiêm nghiệm. Cơ hội để đến thành công của họ, đôi khi lại là những nghịch cảnh và thất bại đủ lớn bắt buộc họ để dừng lại ngồi xuống, và tự hỏi chính mình về khả năng thắng lợi của những gì họ đang theo đuổi và đóng góp, so với thị trường ngoài kia… bất kể là một người khởi nghiệp hay là một người đi làm thuê.”

Môi trường luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, năng lực, tư duy của một con người. Chúng ta sinh ra và thừa hưởng nền giáo dục Việt Nam. Và phải thừa nhận một điều rằng từ nhỏ khi đi học chúng ta đã không được dạy cách để hỏi, cách để phát triển tư duy phản biện. Tài năng như một thanh gươm, nếu chúng ta không biết mài giũa thì dù có giỏi đến đâu cũng sẽ bị thui chột. Phần lớn gia đình vì phải lo gánh nặng mưu sinh, cơm áo gạo tiền nên đã thiếu sự định hướng cho trẻ từ lúc nhỏ.

Chúng ta dù có được sinh ra cùng chung một điều kiện, hoàn cảnh, nhưng nhận thức và trải nghiệm của mỗi người đều khác nhau. Vì vậy, không có một bản đồ chỉ dẫn hoàn hảo nào cho sự thành công cả!

“Tôi tin rằng ai cũng có công thức riêng của mình, như một chiêu thức bí mật; đôi khi, ngay cả chính bản thân người ấy cũng chưa biết hết khả năng của chính mình và cách thức riêng của mình tại một thời nào đó. Nhưng, cho dù là không biết, cũng không có nghĩa rằng công thức đặc chế cho mỗi người như thế lại không tồn tại.”

Câu hỏi! Không phải là câu trả lời.

Thay vì tìm câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để thành công? Thì cách đặt câu hỏi đúng lại đi về đúng bản chất, gốc rễ của sự việc thay vì loay hoay đi tìm những giải pháp ngắn hạn.

Khi có những lựa chọn quan trọng phải quyết định, hay phải đứng trước những ngả rẽ của cuộc đời, hãy tìm về bên trong bản thân. Tự đặt cho mình những câu hỏi. Rồi trái tim sẽ biết mình muốn gì.

“Chúng ta vốn sống trong một nền văn hóa chung mà ở đó, nghĩ cho chính mình là ích kỷ, lo cho chính mình trước khi lo cho người khác là sai. Nhưng chúng ta quên mất rằng, nếu một người ngay cả bản thân mình muốn gì, tương lai mình ra sao cũng không biết, thì có thể tạo giá trị nào có ý nghĩa cho xã hội?”

CHƯƠNG II: NHÌN VÀ HỎI CHÍNH MÌNH!

Mình muốn gì ở cuộc đời này?

“ – Bạn có thể nói cho tôi biết từ đây tôi nên đi theo đường nào không?

  • Điều đó phụ thuộc vào ý cô muốn đi đâu. – Mèo nói.
  • Đi đâu cũng được tôi không quan tâm điều đó – Alice nói.
  • Thế thì cô đi đường nào cũng vậy thôi, có quan trọng gì đâu. Mèo nói!”

Khi bạn biết mình muốn trở thành con người như thế nào trong 5 năm, 10 năm nữa. Thì con đường phát triển của bạn sẽ rõ ràng và có định hướng hơn.

Có rất nhiều bạn trẻ với khao khát khám phá và tìm tòi cái mới, họ học rất nhiều thứ và lăn xả vào công việc để kiếm thêm kinh nghiệm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã quên mất câu trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? Tại sao phải học? Học để làm gì? Khi trả lời được những câu hỏi này chúng ta sẽ biết được kiến thức nào là cần thiết, kiến thức nào cần mở rộng, chúng ta cần phải gặp ai và làm gì. Để trả lời cho những câu hỏi Tại sao? quan trọng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm thông tin, tham vấn, nghiền ngẫm rồi viết câu trả lời ra giấy.

Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, cộng với áp lực đồng trang lứa, áp lực từ gia đình và xã hội, những định hướng phát triển về tương lai của chúng ta ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Chúng ta sợ phải đưa ra quyết định. Vì: Lỡ sai thì sao? Tất nhiên không có lựa chọn nào là hoàn hảo cả, mọi quyết định đều chứa đựng 50% rủi ro. Nhưng nếu được, hãy cho bản thân cơ hội một lần được lựa chọn, được sống và chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.

“Thành công không có chỗ cho những con người nhượng bộ và không dám quyết liệt với chính tương lai của mình. Chính vì vậy, thành công rực rỡ không dành cho số đông!”

Mình thích gì?

Trong cuộc đời con người, sẽ có rất nhiều việc bạn cần phải làm nhưng không thích. Bởi mỗi ngày 24 tiếng, công việc sẽ chiếm của ta hết 12 giờ. Nếu ngày nào chúng ta cũng phải “gồng” để làm những việc không thích thì sẽ quá mệt mỏi.

Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra quan điểm về khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đối với những người thành công, công việc là một phần của cuộc sống. Công việc lúc này không còn là trách nhiệm mà là niềm vui, là sự sống.

“Vì vậy, nếu không được làm điều mình thích. Bạn sẽ làm gì cuộc sống của mình?”

Mình làm tốt nhất điều gì?

Mỗi người được sinh đều giỏi hoặc có tiềm năng về một lĩnh vực nào đó. Quan trọng là chúng ta từ nhỏ đã không được học về những điều này. Chúng ta được dạy phải trở thành người giỏi “toàn diện”, luôn đi tìm những khiếm khuyết để sửa chữa, thay đổi.

Khi tập trung vào những việc mình giỏi, chúng ta sẽ dễ dàng đặt nền móng để phát triển. Từ đó bản thân sẽ dễ thích và xây dựng niềm đam mê đối với công việc.

“Chẳng ai yêu thích việc mình không giỏi cả, và sẽ chẳng có ai chọn điều mình không giỏi để phát triển cả. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải để ý đến những điều đó, thay vì mỗi ngày tự hỏi và nhắc nhở mình rằng mình giỏi điều gì?”

Mình là người như thế nào?

Việc tìm hiểu mình là người như thế nào cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi hiểu được tính cách của mình, chúng ta có thể linh hoạt trong bất kỳ tình huống nào. Nhận thức được xu hướng, phản xạ tâm lý của bản thân để đưa ra những lựa chọn hoặc quyết định thông minh hơn, không bị “đóng hộp” trong những rào cản tính cách. Nói một cách khác, “Ta là sản phẩm của chính mình”. Chúng ta là người quyết định tính cách, số phận của mình. Không phải là cha mẹ, thầy cô, hay xã hội.

“Càng thấm thía và biết ơn những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình, trong những năm tháng khủng hoảng tôi học được rằng: ‘Nếu bạn muốn có điều bạn chưa từng có, thì phải chấp nhận làm cả những điều bạn chưa từng làm’, ngay cả thay đổi chính mình, tạo ra con ngưỡi ở chính mình, tin vào con người mới đó như từng tin vào mình là người thế nào trong quá khứ.”

Điều mình dở nhất và muốn thay đổi nhiều nhất?

Nhân bất thập toàn. Không ai là hoàn hảo cả! Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Quan trọng là thái độ của bạn như thế nào khi chấp nhận những khuyết điểm của bản thân. Không ai là thành công một mình nên trong cả công việc và cuộc sống bạn nên tìm những người giỏi hơn để học tập, cộng tác và dẫn dắt. Cuối cùng, phải luôn đặt quan điểm win-win lên hàng đầu, luôn luôn tin tưởng, làm việc trên tinh thần cùng phát triển.

“Chấp nhận mình dở không khó, chấp nhận người khác giỏi hơn mình và đặt họ vào đúng vị trí để họ phát triển tốt hơn mới là điều khiến bạn từ một người bình thường trở thành người xuất chúng.”

Một điều không ngờ đến! Điểm mình mạnh nhất sẽ là điểm yếu lớn nhất của mình.

Theo tâm lý tự nhiên của con người, những thứ ta giỏi nhất lại là thứ khiến chúng ta dễ dàng đánh mất sự đề phòng và tinh thần chiến đấu.

“Phần lớn chúng ta đã bỏ qua người khác một quãng xa thì sẽ sinh ra tự mãn, ngay cả những việc mình làm, mình nghĩ, dù là không tốt, không phù hợp, không có giá trị thực tế nhưng cũng không nhận ra, mà chỉ cho rằng do người khác quá ngu dốt yếu kém nên không hiểu được giá trị mà chúng ta mang đến. Cứ như vậy mà thua!”

Ví dụ thực tế hai ông trùm lớn Nokia và Kodak. Sản phẩm của họ trong lúc đang ở thời đại hoàng kim, làm mưa làm gió trên thị trường thế giới thì nhanh chóng trở thành lạc hậu. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để học hỏi, để phát triển, thay đổi chính mình và cuối cùng đã bị đánh bại bởi những đối thủ công nghệ hiện đại.

“Chúng tôi đã không làm gì sai cả, nhưng biết phải làm sao, chúng tôi đã thất bại” (CEO của Nokia).

Mình ghét và sợ điều gì nhất?

“Dũng cảm không phải không biết sợ, mà sợ nhưng vẫn phải làm!”

Cảm xúc ghét hoặc sợ thường gắn với những suy nghĩ tiêu cực, không thoải mái về một sự việc hay con người nào đó. Tuy nhiên trong công việc hay bất kỳ tình huống nào cuộc sống chúng ta rất nhiều lần phải làm những thứ chúng ta ghét hoặc sợ. Cách tốt nhất để vượt qua là bình tĩnh, nhận thức và đối diện. Đến một lúc, khi mọi việc không còn khiến chúng ta khó chịu nữa, đó là lúc chúng ta đã vượt ra khỏi vòng tròn thoải mái của bản thân, nâng cấp bản thân lên tầm cao mới.

Bức tranh thành công của bạn là gì?

Thành công đối với mỗi người được định nghĩa khác nhau. Với một người nhân viên thành công có thể là hoàn thành công việc kịp deadline, với một người thầy giáo, thành công là mỗi ngày đi dạy được ngắm gương mặt hớn hở của học trò, thành công với người khác có thể là được xã hội, mọi người xung quanh công nhận… Vì vậy, khi chúng ta hình dung càng chi tiết về bức tranh thành công của bản thân sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc đạt được.

CHƯƠNG 3: ĐAM MÊ, NGỘ NHẬN VÀ SỰ THẬT

Đam mê là điều có thật?

Tác giả đã ví đam mê như tình cảm đôi lứa thuần khiết. Chúng ta không thể nào nói yêu một người khi chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ nói chuyện, chưa từng dành thời gian tìm hiểu.

“Bạn yêu một người thật sự là khi bạn đã đi qua hết tất cả những lãng mạn, ngọt ngào, tán tỉnh mà vẫn muốn ở bên cạnh người đó; là khi mà bạn trong những những cuộc cải vã đau khổ, mà bạn vẫn muốn ở bên cạnh người đó; khi đó chính là tình yêu”

Đam mê trong công việc cũng vậy. Là khi bạn đã thử, đã trải qua hết tất cả mọi khó khăn trở ngại nhưng vẫn yêu và gắn bó với công việc thì xin chúc mừng! Bạn đã tìm được đam mê của mình.

Có rất nhiều người trẻ đi tìm kiếm đam mê của bản thân bằng cách trải nghiệm và lăn xả rất nhiều công việc ở nhiều vị trí khác nhau. Điều này rất tốt với điều kiện chúng ta phải biết thời điểm dừng lại và chốt hạ. Phải quyết định nên tiếp tục gắn bó với công việc này hay chỉ xem như một trải nghiệm của bản thân. Nếu không chúng ta sẽ rơi vào vòng tròn lẩn quẩn, mọi thứ đều dở dang.

Làm sao để tìm thấy “đam mê”?

Để tìm kiếm đam mê, cách duy nhất để biết chúng ta có phù hợp hay không là: Phải Thử! Nếu có hứng thú trong bất cứ lĩnh vực nào thì nên bắt tay vào làm. Không phải lúc nào con đường mình chọn cũng rải hoa hồng mà còn nhiều sỏi đá và khúc khuỷa đòi hỏi sự kiên trì và cam kết rất lớn. Những lúc như vậy cần phải có lòng kiên trì, theo đuổi và chịu trách nhiệm đến cùng với những lựa chọn của mình.

“Lời khuyên của tôi là: hãy quay trở lại điểm xuất phát vì sao bạn chọn con đường này để gắn bó. Đó mới chính là đam mê thực sự, đó mới chính là thứ ‘neo’ bạn lại trong những ngày giông bão.”

Chỉ cần có đam mê sẽ thành công?

Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có dám đánh đổi vì đam mê của bản thân để theo đuổi hay không? Bạn có sẵn sàng hy sinh thời gian để vui chơi, du lịch, thậm chí là tiền bạc và cơ hội để đạt dược tương lai mà mình mong muốn?

Chúng ta đều có 24 giờ như nhau và khái niệm về quản lý thời gian là không có thật.

“Khi muốn bạn sẽ tìm được cách, còn không muốn sẽ có vạn lý do”

Bạn sẽ luôn có thời gian cho những việc quan trọng. Quan trọng là cách chúng ta sắp xếp những ưu tiên của bản thân như thế nào.

Thành công là của ai?

Thành công có phải được đặt theo quy chuẩn của xã hội? Một người được xem là thành công là người 18 tuổi học đại học, 22 tuổi ra trường và kiếm được công việc ổn định, 25 tuổi có kết hôn và có con… Vậy những người không giống như những tiêu chuẩn trên thì sẽ bị đánh giá là Thất bại hay sao?

Chúng ta luôn đúng với thời điểm của mình. Nếu lỡ vô tình bị rơi vào danh sách những người không giống ai ở trên thì cũng không sao cả. 22 tuổi bạn vẫn chưa có công việc làm ổn định, 25 tuổi bạn vẫn chưa biết mình là ai, miễn sao bạn dám dũng cảm đấu tran