Mặt nạ trắng – Kim Tam Long

Rate this post

Là một bước đi mạnh dạn trong thể loại văn học vốn đang khan hiếm của thị trường sách Việt, tác giả đã không làm mình thất vọng. 6 tiếng với độ dày hơn 300 trang, mình đã cày hết trong vỏn vẹn một đêm. Càng đọc càng bị cuốn bởi mạch truyện li kì. Giọng văn của tác giả cũng khá thuần Việt. Đặc biệt là hai cú bẻ lái siêu đẳng ở phần cuối truyện đã làm mình đứng hình mất vài giây. Quả thật, lâu lâu mới lại cảm thấy phấn khích đến như vậy.

Nhiều người nói văn anh có nét giống Keigo. Nhưng theo mình thì không phải. Nó có một chút ma mị. Một chút sắc sảo. Một chút trầm tư. Và một chút day dứt. Từ đầu tới cuối, nhịp điệu truyện khá vừa phải, vừa đủ để độc giả hứng thú theo dõi tiếp nhưng cũng không quá nhanh khiến người ta bị ngộp thở. Các tình tiết được cài cắm khá khéo léo, không thừa mà cũng chẳng thiếu. Lời văn mượt, cô đọng, súc tích. Đặc biệt là ý nghĩa nhân văn đằng sau câu chuyện gợi lên thông điệp rất rõ ràng: Ác giả – ác báo, tội ác sẽ bị trừng phạt đích đáng, oán hận có thể được hóa giải bằng yêu thương.

Mặt Nạ Trắng - Lời Nguyền Chết Chóc PDF - DNA Medical

Nếu bảo điểm gì không ưng ý nhất ở tác phẩm, thì có lẽ là do hai cú bẻ lái siêu hạng của anh khiến cho một đứa ngu ngơ như mình cảm thấyhơi sốc, kiểu như bị lừa vào rọ. Đứng giữa đường mà còn đương ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau đó từng lớp, từng lớp bí ẩn được tỉ mỉ và cẩn thận gỡ bỏ giống như tên hung thủ đang trút bỏ chiếc mặt nạ cuối cùng của mình. Hồi hộp và gay cấn!

Lối dẫn truyện hấp dẫn, thủ pháp xây dựng nhân vật khá tinh tế. Đằng sau mỗi một câu chuyện của tên sát nhân lại khiến mình bị ám ảnh. Họ vừa xấu nhưng cũng vừa đáng thương. U ám, bế tắc và ngột ngạt. Nửa đầu câu chuyện, những nút thắt cứ được mở ra tầng tầng lớp lớp khiến mình thấy hơi hoang mang. Thực may là ở nửa cuối truyện, lần lượt những nút thắt ấy lại dần dần được tháo gỡ một cách khéo léo, khôn ngoan và đầy bất ngờ. Độc giả như mình được một phen thỏa mãn.

Xuyên suốt câu chuyện, giá trị nhân văn cũng được tác giả làm nổi bật rõ nét. Tội ác sẽ bị trừng phạt. Nhưng con người cũng hãy mở rộng lòng mình để hóa giải những ân oán bằng tình yêu thương. Bởi hận thù chưa bao giờ cho người ta có một cuộc sống tốt đẹp.

Kết lại, đây là một cuốn tiểu thuyết có thể khiến độc giả thỏa mãn với những chi tiết đầy bất ngờ và cũng giàu tính nhân văn. Hi vọng, chúng ta sẽ còn tiếp tục được đón nhận những tác phẩm có nhiều giá trị như này nữa!

—-

Mặt nạ trắng – câu chuyện về những kẻ sát nhân mang mặt nạ quỷ

Thêm một góc nhìn khác

Mặt nạ trắng là tập truyện thứ 2 của Kim Tam Long mà mình đọc, nhưng thực ra lại là cuốn đầu tiên trong series “trinh thám Trắng” của ông nhà văn thích mặc đồ đen này (thế nên các bạn nữ đừng nghe mấy ông nhà văn nhé, toàn bôc phét hết đấy!….nếu muốn tin, hãy đặt lòng tin vào một chàng trai chuyên review dạo đẹp trai nào đó, người viết review này chẳng hạn ….thôi, quang cáo thế đủ rồi, vào việc nào!

T chọn đọc Mặt nạ trắng trước cả mấy cuốn của Keigo và Ayatsuji mới mua, phần vì muốn tiếp nối cảm xúc của Ẩn ức trắng, phần vì cái dòng ở bìa gợi tò mò: “tiểu thuyết trinh thám, tâm lý xã hội có yếu tố tâm linh” – rất thập cẩm!…. và phần lý do quan trọng nhất là do đã trót khoe với tác giả là mình đã mua sách rồi, nên phải đọc sớm kẻo ảnh giận …. Sau khi đọc xong, t thấy mình thật sáng suốt vì đã ko bỏ qua cuốn này, vì đây là câu chuyện đáng đọc!….t đánh giá đây là 1 tác phẩm mang nặng yếu tố tâm lý xã hội hiện thực, tác giả chỉ mượn yếu tố trinh thám để truyền tải thông điệp của mình, về 1 xã hội đầy man rợ và khổ đau!….

Truyện mở đầu với bối cảnh của năm trước cách mạng tháng 8, thời điểm đất nước trải qua nạn đói lịch sử….rồi cũng rất nhanh, lại kéo độc giả đến những năm đầu của thế kỷ 21, và đến thời điểm gần với thực tại….xuyên suốt 1 khoảng thời gian của cả 1 đời người đó, có rất nhiều thứ đã thay đổi, nhưng tội ác của con người dành cho đồng loại của mình (và cho cả các loài khác) cũng như những khổ đau mà con người ta phải chịu đựng, thì thời đại nào cũng mang những hình hài như thế!…. những tội ác, những cảnh bạo lực, máu me trong truyện quả thực là khủng khiếp, và những suy nghĩ, toan tính thật đáng ghê tởm….đã lâu lắm rồi t mới lại đọc 1 truyện khiến mình gai người, rùng mình kinh hãi nhiều đến như vậy….những hành động thú tính của 3 tên lính đội với Nhã sau này đc 3 tên lưu manh vặt lặp lại với Họa Mi có lẽ chính là minh chứng rõ nét nhất cho thông điệp: thời đại nào cũng vậy, dù lầm than khổ đau của đói nghèo và chiến tranh hay trong cảnh hòa bình, văn minh, thì vẫn luôn có những kẻ khốn nạn đến ghê người, vẫn có những cảnh người chà đạp người đến tận cùng bi kịch!….hay ở một trường hợp khác, trong đời sống gia đình, có những gia đình tưởng chừng hoàn cảnh khác biệt nhau hoàn toàn, nhưng đều dẫn đến kết thúc đáng buồn như nhau, đó là gia đình của tay đồ tể Quý và gia đình bác sỹ Hoàng….Quý là kẻ ít học, làm nghề mổ trâu bò, nghiện rượu và ưa thói bạo hành, lại đc bà mẹ cay nghiệt và cái bi cảnh 3 đời vợ ko một mụn con….dễ hiểu khi cuộc sống của người làm vợ và con ghẻ của hắn phải chịu đựng là khổ cực, đày đọa đến thế nào….nhưng còn Hoàng thì sao? Anh là bác sỹ nhãn khoa nổi tiếng về tài năng và y đức – có thể nói là có 1 sự nghiệp rực rỡ, và anh có 1 gia đình hoàn hảo với vợ đẹp con ngoan….người ta vẫn nói đằng sau 1 người đàn ông thành đạt luôn có bóng hình của 1 người phụ nữ….nhưng nếu người phụ nữ của anh ta ko chịu an phận làm cái bóng của chồng, thì lúc đó ắt sẽ xảy ra vấn đề!….bi kịch của Hoàng có lẽ còn nặng nề hơn bi kịch của tay Quý đồ tể kia….mọi người có thể cho rằng tất cả là lỗi của người vợ Hoàng, nhưng t cho rằng đó còn là lỗi của chính anh, khi anh đã chỉ lo cho sự nghiệp của mình, và mong muốn vợ là 1 người nội trợ đơn thuần….xã hội đã có quá nhiều bi kịch tương tự rồi, chẳng phải hay sao?….qua những câu chuyện về đổ vỡ gia đình, t nghĩ Kim Tam Long muốn đưa ra thông điệp: tình cảm vợ chồng, hạnh phúc gia đình để gây dựng đã khó, để giữ gìn được còn khó hơn nhiều!!! “Mỗi gia đình hạnh phúc đều hạnh phúc theo cách giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo những cách khác nhau”…. ngoài ra, cái chất phê phán hiện thực xã hội trong tác phẩm của Kim Tam Long luôn được thể hiện rõ nét và khiến truyện của anh thực sự hợp để chúng ta – những độc giả Việt Nam đọc, thưởng thức và chiêm nghiệm….có thể dễ dàng kể ra những tệ nạn xã hội, những vấn đề nóng hổi trong truyện như: mâu thuẫn anh em trong tranh giành đất đai, dẫn đến anh giết em, con bỏ bố….hay nạn bạo hành gia đình, vấn đề xâm hại trẻ em, tệ nạn cờ bạc, ma túy…. nhưng có lẽ vấn đề làm t cảm thấy thú vị nhất mà tác giả đã đưa ra, lại là vấn đề liên quan đến chiến tranh và những hệ lụy còn mãi dai dẳng sau những cuộc chiến….tình yêu chẳng bao giờ nên bị ảnh hưởng bởi di chứng của chiến tranh, nhưng cho đến khi cuộc chiến đã qua được hơn nửa thế kỷ, những con người sinh ra sau khi hòa bình lập lại, tại sao vẫn là nạn nhân của nó?….cũng như câu chuyện thù địch Bắc kỳ, Nam kỳ, đến bao giờ mới chấm dứt đc đây?….rõ ràng, vết sẹo chiến tranh vẫn in hằn lên dáng hình dân tộc, và những thành kiến của cuộc chiến sẽ còn in sâu trong nếp nghĩ của con người, mãi vẫn chưa thể xóa nhòa….viết đến đây, t chợt nhớ đến 1 câu hát trong ca khúc Xa của Hải Bột – một lời tự sự đắng chát của người cựu binh mù: “trời hòa bình có xanh như ngày xưa ngắm nhìn!?”….

Tác giả có nói truyện mang yếu tố tâm linh, và cụ thể yếu tố tâm linh bí ẩn ở đây chính là truyền kỳ về Mặt nạ trắng, với quyền năng trao sức mạnh cho người đeo!….t đồ rằng đây cũng là 1 dụng ý của tác giả, khi sử dụng chi tiết chiếc mặt nạ da người cùng những yếu tố huyễn hoặc giả thần giả quỷ để nhấn mạnh thêm cái tâm lý tội ác của loài người….chẳng có ma quỷ nào cả, bởi ma quỷ chỉ là khái niệm con người tưởng tượng ra, tạo dựng lên để đổ vấy tội lỗi cho nó mỗi khi con người gây ra tội ác….con người khi đeo lên chiếc mặt nạ, sẽ tự biến đổi thành kẻ khác, và bởi chẳng ai nhận ra bộ mặt ẩn sau chiếc mặt nạ, nên hắn có thể gây ra tội ác mà chẳng ai biết, rồi sau đó, mọi sự oán thán, ghê tởm, mọi lời nguyền rủa bỉ bôi sẽ đổ lên chiếc mặt nạ vô tri!….là chiếc mặt nạ kia đáng sợ hay chính bộ mặt ẩn sau chiếc mặt nạ mới thực đáng sợ đây?….và trong câu chuyện, chả phải có rất nhiều kẻ ko hề đeo mặt nạ mà vẫn gây ra những tội ác kinh hoàng đó hay sao?….

Thêm một yếu tố khiến t yêu thích những câu chuyện xuyên suốt tác phẩm, đó là cách tác giả vận dụng thuyết nhân – quả vào những câu chuyện của mình….đó như là sự cảnh tỉnh của nhà văn đối với những người đã và đang rắp tâm làm điều ác, vì ác giả – ác báo, quả báo có thể đến sớm, cũng có thể âm ỉ qua cả mấy đời người, ứng lên con cháu của kẻ làm điều ác!….dù như vậy có vẻ là một kết cục ko công bằng, nhưng đó là lời cảnh báo đanh thép khiến cái ác chùn chân chăng!?….

Điều cuối cùng khiến t thích tác phẩm này, là những đoạn ẩn dụ đầy tinh tế được tác giả đưa vào truyện của mình, vốn là thứ ít gặp trong những tiểu thuyết trinh thám đọc để giải trí….đó là đoạn đối thoại của Hoàng với Ngân, khi Ngân bày tỏ ý định trồng lại vườn hoa thạch thảo, Hoàng đã nói với vợ cũ đợi đến lúc thích hợp, vì mùa đông cỏ dại mọc nhiều, hạt giống sẽ ko thể nảy mầm, cần phải nhổ hết cỏ trước đã….Ngân đã gieo niềm an ủi và tự hứa sẽ dọn hết cỏ dại ….nếu bạn chưa đọc thì có lẽ sẽ ko hiểu đoạn này thì có gì mà khen!?….ban đầu khi đọc, t cũng nghĩ chỉ là vô tình thôi, nhưng khi chi tiết này đc lặp lại vào cuối truyện, t nhận ra đó thực sự là một sự gửi gắm đắt giá của nhà văn!….hay như chi tiết Dương thả con bê con khỏi chuồng để rồi cả 2 mẹ con nhận đòn thù của gã cha dượng vũ phu….con bê đc giải thoát (chắc cũng bị kẻ khác giết thịt thôi) nhưng còn Dương thì ko may mắn như vậy, nó mãi bị cầm tù trong những ám ảnh bất tận cho suốt phần đời đầy bi kịch sau này….

Cái kết [t xin phép spoil một chút ở cái kết] – Kim Tam Long chọn một cái kết mở, với việc Mặt nạ trắng tái xuất và tiếp tục gây lên tội ác….đây như 1 hình ảnh tượng trưng về cái ác – cái ác vẫn sẽ luôn tiếp diễn, và những người như Quân và Nguyên sẽ luôn phải làm việc hết công suất để chống lại nó….thời gian cho phép họ nghĩ cho bản thân, cho chuyện tình cảm cá nhân, chỉ là đôi phút tranh thủ trên đường thực thi công lý mà thôi!….

T viết dài một lô một lốc như vậy, có lẽ sẽ khiến nhiều bạn cho rằng t thiên vị nhà văn quen biết, bởi nếu hoàn mỹ như vậy thì hẳn phải là tác phẩm kinh điển rồi ….thực ra t thấy tác phẩm hay thật, nhưng ko phải là ko có những điểm t ko thích….ví dụ như lỗi chính tả! Hic, xin các bạn biên tập viên chú ý thêm về việc kiểm tra lỗi đánh máy, chứ hơi nhiều lỗi luôn ….hay việc tác giả đưa nhiều tình tiết tình cảm sến súa vào truyện….cái này chắc do bản thân ông nhà văn là fan của nhạc bolero nên có phần sến sẩm ….và vấn đề muôn thủa của văn học Việt: lời thoại như xem phim truyền hình!….(tất cả những vấn đề nêu trên có lẽ là vấn đề chung của nền văn học hiện đại nước nhà rồi, và nếu các bạn có thể gạt bỏ nó ra thì đây đúng là 1 tác phẩm bạn nên đọc!)….À còn 1 điều nữa khiến t thấy lấn cấn trong lòng, đó là bí ẩn thân phận thật của ông nội Nguyên? Rốt cuộc thì chuyện gì đã thực sự xảy ra vào cái đêm kinh hoàng năm 1944 đó?….điều này chắc chắn t sẽ inbox hỏi bằng đc tác giả….bạn nào (nhất là các bạn nữ) đọc xong mà thấy lấn cấn như t thì xin cứ mạnh dạn hỏi anh Kim Tam Long nhé (sau này nhỡ may ông nhà văn nên duyên với bạn độc giả nào thì ông biết phải tri ân ai rồi đấy ….

P/s: t đã đọc truyện này với thời gian rất ngắn: chỉ 1 ngày (so với 1 tháng để đọc xong Súng, vi trùng và thép, đó là bởi chính tác giả gây áp lực cho t với lời nhắn: mong là chú có thể nhận ra những ẩn ý ít người nhận ra!….xin lỗi nhà văn, e chịu! E chỉ dám múa may mấy lời vuốt đuôi thế này thôi, xin lỗi vì đã phụ lòng kỳ vọng của bác!….nhưng bác cứ yên tâm sáng tác đi, truyện mới của bác, chắc chắn e sẽ lại mua

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *