Review Sách: DTV eBook – Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

"KHI HƠI THỞ HÓA THINH KHÔNG" - EBOOK KHIẾN BILL GATES PHẢI RƠI NƯỚC MẮT
Rate this post

book

Từ A đến Z mọi điều bạn cần biết để có sự thấu hiểu sâu sắc về kỹ năng và văn hóa bán hàng đều được trình bày trong tác phẩm này!

Kỹ năng bán hàng hiệu quả giúp bạn:

  • Xác định mục tiêu cụ thể
  • Xây dựng quy trình bán hàng
  • Lập chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng
  • Đánh giá khả năng thực hiện chiến lược
  • Xác định và giảm thiểu rủi ro bán hàng
  • Sử dụng phản hồi từ khách hàng

Bạn có thể áp dụng ngay lập tức các thủ thuật có trong cuốn sách, bất kể quy mô công ty hay lĩnh vực bạn đang hoạt động. Dù bạn là một nhân viên bán hàng hay cấp quản lý kinh doanh, thì bạn cũng có thể tìm thấy cách nâng cao doanh số và giúp cả doanh nghiệp tăng trưởng.

Đặc biệt, mỗi chương sách đều có sẵn những thước đo cụ thể. Hãy dựa vào đây để lập ngân sách, đo lượng kết quả và đặt ra những tiêu chuẩn minh bạch cho cả quy trình bán hàng.

Trong “Kỹ năng bán hàng hiệu quả”, tất cả những thành tố liên quan tới việc tổ chức lực lượng bán hàng – như kỹ thuật, vai trò, nền tảng công nghệ… đều được phân tích chi tiết. Bộ đôi tác giả Cory Bray và Hilmon Sorey giúp độc giả có cái nhìn thấu suốt về toàn bộ hệ sinh thái bán hàng, cũng như cách để tổ chức bán hàng với hiệu suất cao nhất.

Mục tiêu tổ chức lực lượng bán hàng: Định nghĩa tổ chức lực lượng bán hàng và nền tảng cho phần còn lại của cuốn sách này.

“Mục đích của một doanh nghiệp là tạo ra khách hàng.”
― Peter Drucker, The Practice of Management, 1954

Ngày nay, thật khó để trò chuyện với một vị CEO về doanh thu mà không đả động tới chủ đề tổ chức lực lượng bán hàng, dù trong bất cứ ngành nghề nào chăng nữa. Chúng tôi đã hỏi nhiều người về câu hỏi “Tổ chức lực lượng bán hàng là gì?” và nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Điểm chung duy nhất đó là mọi cách định nghĩa đều nói đến việc nhân viên bán hàng gắn kết với nhiều đối tượng liên quan khác nhau, đòi hỏi sự phối kết hợp giữa nhiều lĩnh vực chuyên môn. Chúng tôi gọi đây là một hệ sinh thái.

Hệ sinh thái

Trong tiếng La-tinh, “Eco” có nghĩa là môi trường hay môi trường sống, trong khi “system” tức là hệ thống, được định nghĩa là tập hợp những yếu tố hoặc sự vật kết nối với nhau và hợp thành một tổng thể chung phức tạp. Nghe có vẻ giống như tổ chức của bạn, phải không? Nếu bạn cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu là doanh thu thì đúng là như vậy!

Tuy nhiên, mọi người đều muốn có một định nghĩa rõ ràng về hệ sinh thái tổ chức lực lượng bán hàng. Dựa trên nghiên cứu sau khi trò chuyện với hàng nghìn người trong lĩnh vực bán hàng, tiếp thị, thành công khách hàng và quản lý điều hành, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa sau đây:

“Tổ chức lực lượng bán hàng (Sales Enablement) là khái niệm chỉ việc mở rộng tư duy hướng tới khách hàng tiềm năng sang tất cả các phòng ban trong một tổ chức.”

Cách dùng cuốn sách này

Đây là một cuốn sách tham khảo. Dù có nói là chúng tôi sẽ tập trung vào bộ phận “bán hàng”, song có nhiều nội dung trong cuốn sách này lại không liên quan tới bán hàng, mà hướng sang các phòng ban khác trong công ty. Cuốn sách được chia thành các chương độc lập để bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan tới vai trò và tổ chức của mình. Do tổ chức lực lượng bán hàng là một hệ sinh thái nên chúng tôi khuyến khích những người ở vị trí điều hành viên nên chia sẻ cuốn sách này với đồng nghiệp để tạo cơ hội cộng tác và phối hợp nhằm đạt được mục tiêu bán hàng.

CEO có thể dùng cuốn sách này như một phương tiện định chuẩn những thực hành tốt nhất, đồng thời củng cố hệ sinh thái và nền văn hóa tổ chức lực lượng bán hàng. Giám đốc kinh doanh có thể sử dụng những chiến lược và sách lược cộng tác trong cuốn sách này để đảm bảo nhóm bán hàng của mình được trang bị đầy đủ, làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và có kỹ năng. Các giám đốc ở các phòng ban khác nhau có thể tham khảo cuốn sách này và tìm ra những cách thức để vai trò và phòng ban của họ có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm, giữ chân và phát triển khách hàng. Người thực hành về tổ chức lực lượng bán hàng có thể tận dụng cuốn sách này làm công cụ tham khảo giúp họ tổ chức những buổi trò chuyện giữa các phòng ban, đánh giá những cơ hội đem lại hiệu ứng lớn nhất và đề ra những sách lược cho việc thực hiện hằng ngày.

Nhiều người đang cố định nghĩa khái niệm tổ chức lực lượng bán hàng với hy vọng kiếm đủ số lượng, giải trình cho ngân sách và mức lương dự kiến, bán công nghệ mới và phô bày ưu thế cạnh tranh. Mục đích của chúng tôi trong cuốn sách này là nhận biết những cơ hội hiện hữu trong một hệ sinh thái tổ chức lực lượng bán hàng, xác định nguồn gốc của chúng (xu hướng và phân tích), cũng như những cách thức để tổ chức với hiệu suất cao có thể đảm bảo hiệu ứng tác động lớn nhất. Bạn sẽ tìm hiểu về cách áp dụng tổ chức lực lượng bán hàng như một hệ sinh thái – không chỉ là kỹ thuật, vai trò hay nền tảng công nghệ, mà bao gồm tất cả những thành tố như vậy.

Có một năng lực cần phải có để quản lý được hệ sinh thái tổ chức lực lượng bán hàng một cách hiệu quả, đó là huấn luyện. Chúng tôi từng băn khoăn không biết có nên dành riêng một chương nói về huấn luyện hay không, và quyết định cuối cùng đó là nếu chỉ gói gọn trong mỗi một chương thì sẽ không công bằng với năng lực ấy. Khả năng dịch chuyển một quy trình hay cá nhân từ trạng thái hiện tại sang trạng thái mục tiêu là yêu cầu cốt yếu đối với sự thành công của việc tổ chức lực lượng bán hàng.

Thước đo – Trong mỗi chương, chúng tôi đều đưa ra những thước đo khuyên dùng. Cho đến nay, việc lượng hóa tính hiệu quả của các chương trình tổ chức lực lượng luôn là một vấn đề khó nhằn. Tính minh bạch và kết quả hướng theo thước đo chính là yếu tố giúp ta lập ngân sách, đo lường sự thành công, và có ảnh hưởng lớn đến tổ chức.

Sơ đồ – Các ý tưởng không hề phức tạp chút nào và chúng tôi cũng không phải tưởng tượng nhiều. Có được điều này là nhờ nỗ lực của Jillian, anh bạn ở San Francisco, người đã dành không biết bao nhiêu đêm và các buổi cuối tuần cùng vô số tách trà để giúp chúng tôi biên soạn nên cuốn sách này bằng những bản vẽ sơ đồ của mình.

Ngôn ngữ – Thuật ngữ như “sản phẩm” hay “bản demo” sẽ thường xuyên xuất hiện trong cuốn sách này. Tuy vậy, phải hiểu là chúng áp dụng cho cả những công ty cung cấp “dịch vụ” và không tính “bản demo” hay “trình diễn” trong quy trình bán hàng của họ. Ngoài ra, thuật ngữ SDR (sales development rep), hay “đại diện phát triển kinh doanh”, chỉ người có tiềm năng và thực tế đã bắt đầu được một buổi đối thoại bán hàng (người khơi mở), trong khi thuật ngữ AE (account executive), hay “giám đốc khách hàng”, dùng để chỉ một người khép lại.

Bí quyết – Bạn có cả tấn tri thức cần “tiêu hóa”, trong khi cuốn sách này lại có thể bị bỏ trong túi đến ba tháng trước khi được bạn động vào, vậy thì bạn có thể xem phần Bí quyết ở cuối mỗi chương. Phần này sẽ tóm tắt và nêu những sách lược “nhanh” và “bẩn” mà bạn có thể áp dụng ngay được.

Tài liệu tham khảo – Bạn có thể xem thêm nhiều nội dung hữu ích trên trang web của chúng tôi, Review Sách.

Mời các bạn đón đọc Kỹ Năng Bán Hàng Hiệu Quả của tác giả Hilmon Sorey & Cory Bray.