“Khi hơi thở hóa thinh không” – Pual Kalanithi

Rate this post

Khi bắt đầu viết những dòng này, mình đã phải xem lại lời bình của các tác giả cũng như nhà phê bình nổi tiếng, và quan trọng nhất là phần “giới thiệu sách” trên các trang thương mại điện tử, các trang review sách khác, hoặc nơi có bán về quyển sách này.

Review sách Khi hơi thở hóa thinh không

Mục tiêu mình đặt ra khi review là hạn chế tối đa việc tiết lộ nội dung của tác phẩm, nhưng thật lòng khi đọc những dòng chữ do chính tay Kalanithi viết lại…những dòng chữ không đơn thuần là cuốn tự truyện viết về cuộc đời, về tuổi thơ, về sự nghiệp của tác giả…mà đã tự viết về cái chết của bản thân mình. Sự chấp nhận đau đớn đầy cương nghị của một vị bác sĩ, người ta hay nói đùa rằng bác sĩ là người canh giữ cánh cổng tử thần, bằng mọi cách sẽ ngăn chặn thần chết xuất hiện theo chiều ngược lại.

Nhưng Kalanithi đã chấp nhận, dù trước khi chấp nhận sự thật rằng căn bệnh nan y không có cách nào chạy chửa thì bản thân Ông đã trải qua 5 pha đầy đau đớn và đối diện một cách mạnh mẽ: “Phũ nhận – tức giận – mặc cả – suy sụp – chấp nhận”, thay vì phũ nhận đầu tiên thì Ông lại chấp nhận theo pha ngược lại là ngay khi biết bản thân mắc chứng bệnh nan y, tác giả đã ngấm ngầm chấp nhận, chấp nhận để vượt va, chấp nhận đối đầu trực tiếp thay vì chấp nhận đầu hàng trước số phận.

Những dòng chữ của Ông là một triết lý sống, một ánh nhìn về cuộc sống từ khi còn là một đứa nhóc trong gia đình có Bố Mẹ là bác sỹ, anh ruột cũng là bác sỹ… cho đến khi trở thành một thạc sỹ văn học nhưng rồi vì mong muốn hiểu rõ về não bộ, về trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cá thể sống nên Ông tiếp thục theo học ngành Tâm thần học – chuyên ngành giải phẩu thần kinh, bản thân mình thì cảm nhận rằng ông đang muốn tìm về nguồn cội của “Ý nghĩa”, điều gì thực sự Ý nghĩa, Ý nghĩa của vạn vật… Vì tác giả là một nhà khoa học nên ngôn từ mang chất hàn lâm nhiều hơn là thực tế, rất nhiều lần tác giả dẫn dắt các câu từ trong Kinh Thánh vào nội dung, và mõi dòng Kinh Thánh đều mang đến một “Ý Nghĩa” khác nhau, cho chính tác giả, và cho tất cả bệnh nhân của Ông!

Có một câu nói có lẽ tất cả mọi người đọc xong đều phải ám ảnh “điều gì thật sự ý nghĩa để sự sống tiếp tục?” Khi đối diện với cái chết, thì điều gì thật sự ý nghĩa để người đó tiếp tục… Chính vì là một vị bác sỹ Giải phẩu thần kinh nên khi bệnh nhân gặp phải vấn đề về não bộ, đối diện với cuộc phẫu thuật mang tính cách mạng… nếu thất bại là đầu hàng chấp nhận cái chết, nếu thành công thì có cơ hội tiếp tục sống nhưng lại sống dưới một cơ thể không đầy đủ về các chức năng… nói nôm na là một người thực vật, vậy thì điều gì ý nghĩa cho người đó tiếp tục sống dưới “hình dáng” đấy??? Để rồi cuối cùng chính tác giả phải tự mình trải qua chính cuộc đời như vậy…

Một tình yêu, một nỗi niềm khao khát được sống, được làm việc….Người ta nói rằng, khi phát hiện bản thân không còn sống được lâu nữa thì nhiều người sẽ dùng quỹ thời gian ít ỏi còn lại để hưởng thụ, để thư giản, để làm việc… Không ai mạnh mẽ đối diện với việc duy trì và kéo dài quỹ thời gian sống đó như chính tác giả, dẫu biết là sống thêm 5 năm hay 10 năm hay thậm chí là chỉ còn 1 năm để sống… thì bằng mọi cách, tác giả muốn kéo dài sự sống của bản thân, không phải vì sợ cái chết, mà là bản thân Ông còn nhiều việc chưa hoàn thành. Chính tác giả tự đặt ra giả thuyết nếu sự sống còn 1 năm thì điều “Ý Nghĩa” Ông cần phải thực hiện trong vòng 1 năm đó là gì, nếu còn 5 năm thì sao, hay thậm chí 10 năm thì cần làm gì. Có lẻ khi bản thân con người ta biết rõ khoản thời gian ít ỏi còn lại thì mới trân quý từng phần trăm giây ít ỏi của sự sống, chính lúc đấy mới quyết tâm thực hiện những dự định dỡ dan… Có bao giờ chính những độc giả là chúng ta, tự hỏi rằng chúng ta thật sự còn bao nhiêu thời gian nữa cho sự sống, chúng ta không đủ can đảm để tự mình tìm ra câu trả lời!

Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, sẽ có những lời đánh giá khác nhau… bản thân mình chỉ hiểu dưới góc độ cá nhân nên chỉ viết được đến như này… lượng kiến thức hạn hẹp của mình không đủ để hấp thu toàn bộ những triết lý sống xâu xa của tác giả, có lẻ 5-10 năm sau khi đọc lại sẽ có nhìn khác hơn.

Reviewer: Nhut Phan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *