ĐỪNG NÓI CHUYỆN VỚI CÔ ẤY – Cuốn sách nhấn mạnh tâm lý tâm pháp mê hoặc

thumbnail
Rate this post

Tuyệt vọng, sụp đổ, tự hủy hoại bản thân, hay thậm chí tự tử… Điều đáng sợ không phải là chúng ta đã từng làm những việc này, mà là chúng ta không biết tại sao lại làm như vậy. Sử dụng tâm lý để phạm tội, dùng ý nghĩ để giết người – đó chính là sức mạnh đáng sợ của hành vi “ám thị giết người”. Những người tự kết liễu cuộc đời mình vì sự ám thị của ai đó… Rốt cuộc đây là một sức mạnh thần kỳ và khiến người ta kinh sợ tới mức nào? Nó gần như đã làm đảo lộn mọi khái niệm về tâm lý học và tâm lý học tội phạm thông thường. Hóa ra chỉ cần dùng mấy câu nói và mấy động tác là đã có thể giết người trong vô hình; hóa ra tinh thần chỉ cần đủ mạnh là có thể đưa người khác vào chỗ chết. Thế giới nội tâm của con người rốt cuộc phức tạp tới mức độ nào?

Đừng nói chuyện với cô ấy được xem là cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm “cân não nhất” trên văn đàn Trung Quốc. Những triết lý về phân tâm học của Sigmund Freud được tác giả vận dụng khá nhuần nhuyễn trong từng câu chữ. Do đó, độc giả nhất định sẽ bị cuốn hút vào từng trang sách, sống cùng nhân vật với những cảm xúc hồi hộp, lo lắng và sợ hãi vô cùng. Có thể nói, Đừng nói chuyện với cô ấy là một cuốn bách khoa toàn thư hữu ích cho người mới “nhập môn” thể loại tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm này.

Tuy nhiên, tất cả những tình tiết được đưa ra trong truyện chỉ là những ví dụ hư cấu nhằm giải nghĩa một bộ phận triết lý trong phân tâm học, không mang tính xác thực và chỉ có nhiệm vụ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho tác phẩm. Thể theo nguyện vọng của đa số độc giả, Ban Biên tập xin được giữ nguyên các tình tiết và câu từ của tác giả, để bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về các lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.

Bữa tiệc tưng bừng của tâm lý học và những điều bí ẩn. Thường có độc giả hỏi tôi, tại sao lại viết ra một câu chuyện như Đừng nói chuyện với cô ấy? Nguyên nhân viết ra câu chuyện này là gì? Tôi hường trả lời: “Tôi thích công việc viết lách, kiên trì nhiều năm, rốt cuộc đã viết ra được một tác phẩm không tệ, đây hẳn có thể tính là một lẽ thường tình. Còn về nguyên nhân… Không có nguyên nhân gì cả, viết ra một câu chuyện mà còn phải có nguyên nhân ư?”

Nhưng tỉ mỉ ngẫm lại, đó rõ ràng là một câu trả lời hết sức qua loa, bởi lẽ bất cứ việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Tôi trả lời là không có nguyên nhân có lẽ là vì tôi lười không muốn suy nghĩ quá nhiều về điều này, cũng có thể là tôi đã biết được nguyên nhân, vậy nhưng xuất phát từ một mục đích nào đó mà lại vô thức tiến hành che giấu hoặc là ngụy trang co những tin tức có liên quan. Bất kể ra sao, để có thể nhân thức rõ bản thân hơn, đồng thời cũng là để có thể mang tới cho các bạn độc giả đã đưa ra câu hỏi này một câu xác đáng, tôi quyết định nhìn thẳng vào nội tâm của bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân thực sự khiến tôi sáng tác ra Đừng nói chuyện với cô ấy.

Chuyện có lẽ phải bắt đầu nói từ lúc tôi còn nhỏ. Phần lớn các gia đình trên thế gian này đều không thể coi là đầm ấm, còn tôi thì được sinh ra trong một gia đình rất không đầm ấm. Từ khi tôi bắt đầu hiểu chuyện thì cha mẹ đã ôm mộng làm giàu, không ngừng mang tiền đi đầu tư một cách mù quáng, để rồi nợ nần chồng chất, càng chất càng cao. Vì bận làm ăn, họ rất ít khi để tâm đến gia đình, chỉ toàn cãi nhau là đem tôi ra trút giận, hơn nữa còn thường xuyên nói chuyện về nợ nần mà chẳng chút kiêng dè. Từ nhỏ tôi đã hiểu được rằng cả cha lẫn mẹ đều là người không đáng tin cậy, do đó rất thiếu cảm giác an toàn, tích cách cũng vì vậy mà trở nên u uất.

Năm 2001, tôi từng thử tự sát hai lần, phương thức là dùng thuốc ngủ và cứa cổ tay. Đến khi thực sự làm rồi tôi mới phát hiện giết người không phải là một chuyện đơn giản, đặc biệt là khi giết chính bản thân mình. Muốn chết mà không được, tôi dần dần hiểu cách kiên trì và nhẫn nại, đồng thời còn học được biện pháp tìm ra hi vọng trong sự tuyệt vọng.

Trong trạng thái tâm lý ấy, tôi gặp được một cô gái có cái tên là Cẩn, bạn cùng lớp của tôi. Giữa những năm tháng nụ tình chớm nở, cô gái ấy đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp trong trái tim tôi, trở thành nơi mà tôi thác gửi niềm hy vọng đối với cuộc sống. Nếu không có cô ấy, có lẽ tôi sớm đã sa ngã để rồi cuối cùng đi đến sự hủy diệt. Gặp được cô ấy có thể coi là một điểm nhấn trong sinh mệnh của tôi, đây chính là nguồn gốc của bút danh “Ngộ Cẩn”.

Sự vô vọng và u uất trong hiện thực đã thúc ép tôi xây nên cho mình một thế giới tinh thần phong phú. Hồi nhỏ tôi rất thích khoa học tự nhiên, coi việc thăm dò những điều bí ẩn trong vũ trụ là mục tiêu cả đời mình. Chính quá trình tiếp xúc với ngành khoa học này đã hình thành nên địa vị chủ đạo của tính duy lý trong cách thức tư duy của tôi.

Sau khi thử tự sát hai lần nhưng không thành công, tôi bắt đầu suy nghĩ về sự phức tạp của cuộc sống và thế giới. Tôi đọc cuốn Trăm năm cô đơn của García Márquez và bị cuốn hút bởi những con chữ tràn đầy sắc sống và thế giới quan khiến người ta phải gật gù tán thưởng ông. Từ đó, tôi không ngừng đọc và sáng tác, và dần dần nhận ra rằng sự đổi thay và quy luật trong xã hội loài người cũng như thế giới tâm lý phức tạp đến khó tả của từng cá thể con người.

Cho dù đã nhận thức được điều này, nhưng trong một thời gian khá dài sau đó, tôi vẫn chưa thể tiếp xúc với các tri thức tâm lý học chuyên sâu. Tôi chỉ biết dựa vào sự tò mò và bản năng của mình để bắt đầu quan sát, tiếp xúc, phân tích, và cuối cùng thử khống chế hoạt động tâm lý của bản thân. Về sau tôi mới hiểu ra, đây chính là cái gọi là “phân tích bản ngã” mà Freud đã đề cập tới.

Tôi thích cảm giác phân tích bản ngã này, thế rồi càng ngày càng đào sâu vào nội tâm của bản thân, từ đó thu được rất nhiều kinh nghiệm phân tích tâm lý. Về sau khi tiếp xúc với tri thức về tâm lý học, đặc biệt là tri thức về phân tích tâm lý, tôi gần như là tự học thành tài, bởi những tri thức đó sớm đã trở thành một bộ phận trong sự trải nghiệm về tri giác của tôi.

Năm 2006, lần đầu tiên tôi đọc được cuốn Giải mộng, tuy không hiểu rõ nhưng vẫn rất say mê. Cuốn sách đó đã mở ra cho tôi một cánh cửa rộng lớn về phân tâm học. Tôi bắt đầu đọc những cuốn sách như Phân tâm học nhập môn, Tôtem và Tabu và bắt đầu thử sáng tác. Kể từ thời điểm đó, sáng tác đã trở thành một điểm nhấn khác trong sinh mệnh của tôi. Trong quá trình không ngừng đọc và sáng tác, tôi bất ngờ phát hiện rằng, ngoài những thiên thể xa xôi và huyền bím trong vũ trụ, còn tồn tại rất nhiều bí ẩn khác, chẳng hạn như sự đổi thay và quy luật trong xã hội loài người, thế giới tâm lý phức tạp đến khó tả của từng cá thể nhân loại.

Sau bao phen rèn luyện sống không bằng chết, tôi đã có được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới tâm lý của loài người. Bây giờ ngẫm lại, bắt đầu từ khi đó, câu chuyện Đừng nói chuyện với cô ấy có lẽ đã nảy mầm trong lòng tôi.

Nguyên nhân trực tiếp khiến tôi viết ra câu chuyện này là sau khi xem hai phần của bộ phim truyền hình Mỹ Breaking Bad, tôi nghĩ mình cũng có thể viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học đi giết người.

Ban đầu tôi muốn viết về một vị Giáo sư dùng kiến thức vật lý, hóa học để giết người, vì tôi cũng rất có hứng thú với hai môn này. Nhưng sau phần mở đầu, tôi bỗng nảy ra một ý tưởng mới. Tôi vẫn còn nhớ rõ tình cảnh khi đó: Sau khi gõ chữ được đôi dòng, tôi đột nhiên sững người, hai tay rời khỏi bàn phím, hít sâu một hơi, sau đó mới lại đặt hai tay trở về. Hai giây sau, tôi xóa toàn bộ những gì đã viết, quyết định bắt đầu lại từ đầu, sau đó viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học lợi dụng những tác động tâm lý để giết chết người khác.

Đây chính là nguyên nhân cụ thể khiến tôi viết ra câu chuyện này.

Trong tác phẩm, ngoài những chi tiết đan xen và cô vàn điều bí ẩn thì còn có rất nhiều tri thức tuy sâu sắc nhưng dễ hiểu về tâm lý học, trong đó bao gồm cả một số quan điểm độc lập của tác giả về hoạt động tâm lý của loài người. Nội dung trong truyện chủ yếu đề cập tới các phương diện như nguyên lý tâm lý học của hành vi ám thị, cơ chế tổn thương của tâm lý, sự luân quan và khả năng gây ảnh hưởng tới nhau của tâm lý và sinh lý, cơ chế tự bảo vệ của tâm lý, ý nghĩa của việc phát triển tâm lý tình dục đối với các sự kiện toàn tâm lý.

Nếu đã đọc phần mở đầu của cuốn sách này rồi, tin rằng bạn sẽ không kìm nén được mà đọc một mạch tới phần kết thúc.

Ngộ Cẩn

Ngày 24 tháng 4 năm 2015

Mời các bạn đón đọc Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy của tác giả Ngộ Cẩn. Review Sách