DTV eBook – Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

thumbnail
Rate this post

Cuốn sách “Khởi nghiệp Tinh gọn” (The Lean Startup) đã trở thành một mô hình khởi nghiệp được công nhận trên toàn thế giới. Nó đã thay đổi cách chúng ta xây dựng và phát triển công ty cũng như tung ra các sản phẩm mới trên thị trường.

“Khởi nghiệp” – hai từ đơn giản đó có sức hút mạnh mẽ đối với bất kỳ ai, không chỉ đối với những người đang có ý tưởng kinh doanh, mà còn đối với những người muốn tìm kiếm sản phẩm mới hoặc ý tưởng kinh doanh mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng từ ý tưởng thành công.

Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại không phải vì ý tưởng không tốt, chiến lược kém hoặc tầm nhìn sai, mà vấn đề chính nằm ở việc không có được một mô hình và phương pháp để khởi nghiệp thành công. Khởi nghiệp không giống như việc thành lập và điều hành một công ty truyền thống, nó đòi hỏi một mô hình và phương pháp quản trị riêng.

Trong quản trị kinh doanh, việc khởi tạo một doanh nghiệp mới hay tái tạo một mô hình kinh doanh cũ luôn có những bài học mà nếu không học bằng cách trả giá, chúng ta không thể học được. Tuy nhiên, cũng có những bài học có thể học được mà không cần trả giá đắt. Vậy tại sao không học để tránh trả giá? Cuốn sách “Khởi nghiệp Tinh gọn” sẽ giúp bạn thế.

“Khởi nghiệp Tinh gọn” không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng về phương pháp đã được áp dụng bởi rất nhiều tên tuổi lừng lẫy trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo này, mà còn trang bị những phương pháp giúp tăng khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro trên hành trình khởi nghiệp hoặc phát triển sản phẩm mới.

Đặc biệt, cách tư duy và phương pháp trong cuốn sách này không chỉ áp dụng cho những công ty lớn, mà còn phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Dù ở quy mô nào hay đang ở đâu trên hành trình kinh doanh, đã đến lúc chúng ta cần phải tư duy một cách TINH GỌN!


Tóm Tắt

Cuốn sách “Khởi nghiệp Tinh gọn” (2011) giúp những nhà khởi nghiệp và các công ty công nghệ phát triển những mô hình kinh doanh bền vững. Cuốn sách khích lệ việc nhanh chóng đưa ra các mẫu sản phẩm mới, và chú ý vào các dữ liệu phản hồi từ khách hàng.

Phương pháp được dựa trên khái niệm về sản xuất tinh gọn và phát triển linh hoạt, và hiệu quả của nó được minh chứng qua phân tích các tình huống trong vài thập kỷ gần đây.

Những Ai Nên Đọc “Khởi Nghiệp Tinh Gọn”?

  • Bất kỳ ai quan tâm đến khởi nghiệp và/hoặc đang khởi sự một công ty riêng.
  • Bất kỳ ai hứng thú với việc phát triển sản phẩm một cách nhanh chóng và kiểm thử.
  • Những người sáng lập, quản lý và nhân viên của các công ty công nghệ.

Về Tác Giả Cuốn Sách

Eric Ries là một nhà khởi nghiệp thành đạt, đồng sáng lập của IMVU, mạng xã hội sử dụng hình đại diện 3D. Hiện nay, ông là một diễn giả và nhà tư vấn được mọi người săn đón.

Cách Quản Trị Các Start-up Cần Phải Rất Khác So Với Các Công Ty Lâu Đời.

Trong 3 đoạn “chớp mắt” đầu tiên, bạn sẽ khám phát ra điều gì mới là mục đích chính các start-up nên theo đuổi.

Phương pháp quản trị truyền thống bao gồm hai thành phần: phát triển các kế hoạch và giám sát những người thực thi chúng.

Một nhà quản trị tạo ra một kế hoạch, thiết lập các cột mốc, giao phó công việc cho các nhân viên, hướng dẫn họ để đảm bảo hoàn thành các cột mốc kịp thời.

Chiến lược quản trị này sẽ hiệu quả trong những công ty lâu năm đến mức họ hiểu rõ phương pháp nào đã có tác dụng trong quá khứ và suy ra cái nào sẽ có tác dụng ở tương lai.

Khởi nghiệp thì khác: Họ không thể dự đoán được tương lai bởi họ không có quá khứ, không biết khách hàng muốn gì và không biết cách tiếp cận nào là tốt nhất để tìm kiếm khách hàng hay xây dựng việc kinh doanh bền vững. Để tìm ra điều gì có thể có tác dụng, họ phải duy trì tính linh hoạt. Việc theo đuổi những kế hoạch với các cột mốc định sẵn hoặc phụ thuộc vào các dự đoán thị trường trong dài hạn là hành động tự lừa gạt mình.

Tuy nhiên, các nhà khởi nghiệp cũng không nên từ bỏ hoàn toàn việc lập kế hoạch để mang một tâm thế “cứ làm đi” hỗn độn. Việc đấy sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả; ai đó phải điều khiển bánh lái để đưa ra các quyết định khôn ngoan về con đường nào phải đi.

Một đội quản trị khởi nghiệp nên cố gắng duy trì một cái nhìn toàn cảnh về tình huống của họ và giữ cho công ty tiếp tục nhấn ga về mục đích chung. Như vậy, họ cần tìm các thông số đúng đắn để đo đếm xem hành trình của họ có đang dẫn họ đi đúng hướng.

Cách quản trị các start-up cần phải rất khác so với các công ty lâu đời.

Mục Đích Của Một Start-up Là Tìm Ra Một Mô Hình Kinh Doanh Bền Vững.

Mục tiêu chính của bất kỳ start-up nào là tìm ra một mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận và bền vững.

Kế hoạch cột mốc tinh tế và chi tiết nhất, công tác thực thi các kế hoạch đó sao cho hiệu quả nhất, hay thậm chí, sự quan tâm tuyệt đối của báo chí chẳng có chút ích lợi gì nếu họ không có mô hình kinh doanh bền vững đó.

Nếu bạn muốn công ty bạn không chỉ là một dự án cưng tạm thời, mà trước sau gì cũng dặt dẹo và chết đi, bạn phải tìm cách để chiếm được khách hàng và kiếm tiền bằng cách phục vụ họ. Giả dụ bạn muốn kinh doanh quanh bằng nghề hướng dẫn đan váy Scotland qua mạng: Hãy tự hỏi, có ai muốn những hướng dẫn này không? Có cách nào kiếm tiền từ họ không? Nếu câu trả lời trong cả hai trường hợp là không, hãy đi tìm việc khác, việc mà người ta muốn và sẵn lòng trả tiền.

Do đó, mục đích đầu tiên và duy nhất cho khởi nghiệp của bạn là tìm mô hình kinh doanh bền vững, thứ sẽ có ích hôm nay và cũng hiệu quả kể cả trong tương lai. Trong thực tế, điều này nghĩa là bạn phải tìm ra sản phẩm nào khách hàng tiềm năng muốn và bằng cách nào chuyển đổi nhu cầu đó thành doanh thu liên tục.

Trách nhiệm chính của ban quản trị start-up nên tập trung vào toàn thể công ty, bao gồm mọi thứ đang được thực thi mỗi ngày, để vươn tới mục đích duy nhất này. Start-up càng nhanh tìm ra mô hình kinh doanh bền vững, họ càng tiến gần hơn tới thành công.

Mục đích của một start-up là tìm ra một mô hình kinh doanh bền vững.

Tìm Mô Hình Kinh Doanh Bền Vững Của Bạn Bằng Cách Học Tập Qua Kiểm Chứng

Để tìm mô hình kinh doanh bền vững, các nhà khởi nghiệp cần khám phá khách hàng muốn gì và làm thế nào để kiếm tiền từ đó. Họ phải tìm đúng sản phẩm cho đúng người và tìm hiểu cách bán hàng phù hợp.

Điều này không có nghĩa cần đưa ra một kế hoạch tuyệt vời ngay từ đầu. Đúng hơn, điều này đòi hỏi một quá trình học tập không ngừng: phương pháp học tập qua kiểm chứng lý tưởng, nghĩa là học tập thông qua cách tiếp cận khoa học.

Để bắt đầu quá trình học tập qua kiểm chứng, bạn phải đưa ra các giả thuyết về việc có thể nào và bằng cách nào một sản phẩm nhất định sẽ thành công trong thị trường đã cho. Ví dụ, “Khách hàng Mỹ sẽ sẵn lòng mua giày qua mạng.”

Những giả thuyết ban đầu này cần được kiểm thử, và chỉ khi chúng được chứng nghiệm qua việc đối thoại với khách hàng thì start-up mới biết rằng nó có đi đúng hướng trong việc tìm ra mô hình kinh doanh bền vững hay không.

Tuy nhiên, đừng sử dụng các bảng hỏi hay khách hàng hư cấu; thay vào đó, hãy nói chuyện với khách hàng thực sự trong một môi trường thực tế. Cách đáng tin cậy nhất để biết người ta có mua sản phẩm của bạn không là đề nghị họ sử dụng nó và quan sát phản hồi của họ.

Hãy xem câu chuyện thành công của Zappos: Khởi đầu với một giả thuyết rằng người ta sẽ muốn mua giày qua mạng. Để kiểm thử ý tưởng này, công ty chụp những bức ảnh giày trong cửa hàng và trưng bày chúng trên một trang web giả mạo. Khi người ta thực sự đã cố mua giày qua mạng, Zappos coi giả thuyết của họ đã được chứng nghiệm.

Qua cách tiếp cận này, nền tảng đã được phơi bày cho một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất thập kỷ qua.

Tìm mô hình kinh doanh bền vững của bạn bằng cách học tập qua kiểm chứng.

Những Giả Định “Cú Nhảy Niềm Tin”: Hãy Kiểm Thử Các Giả Thuyết Về Giá Trị Và Tăng Trưởng.

Một phần của việc phát triển sản phẩm là “cú nhảy niềm tin”: Một nhà sáng lập tin vào sự thành công trong tương lai của sản phẩm mà cô muốn tạo ra, dù chưa có bằng chứng nào cả.

Để nhanh chóng xoá bỏ khoảng cách giữa “tin” và “biết”, mỗi nhà sáng lập nên công thức hóa và kiểm thử hai giả định cơ bản:

  • Giả thuyết về giá trị giả định rằng một sản phẩm sẽ mang đến giá trị cho khách hàng của nó – có nghĩa là – nhữ