Review sách: Sau Giờ Học – Higashino Keigo & Thúy Hương (dịch)

thumbnail
Rate this post

Sau Giờ Học

Cuốn sách “Sau Giờ Học” là một trong những tác phẩm đầu tay đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp viết lách của Higashino Keigo, một tên tuổi lớn trong thế giới tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản. Với sự hợp tác của người dịch Thúy Hương, cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm trinh thám mà còn mang đầy yếu tố tâm lý xã hội, phản ánh sâu sắc về môi trường giáo dục và những áp lực tâm lý đối với học sinh trung học.

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết tâm lý xã hội Sau Giờ Học của tác giả Higashino Keigo & Thúy Hương (dịch)

SAU GIỜ HỌC là tác phẩm đánh dấu việc ra mắt với tư cách nhà văn của Keigo Higashino. Câu chuyện viết theo hướng “âm mưu lồng âm mưu”, xoay quanh những án mạng diễn ra ở một trường cấp ba. Trừ vài người bạn thân, Keigo không chia sẻ với ai về việc sáng tác. Cha mẹ và hai chị gái của ông không biết, tất nhiên càng phải giữ kín với công ty đang làm. Mỗi khi cảm thấy không vui ở công ty, Keigo lại tìm khuây khỏa trong bản thảo.Vào thập kỉ 1980, máy gõ chữ chưa quá phổ biến nên việc ghi chép khá chật vật. Keigo viết bằng bút chì bấm, nhưng được hơn chục trang là các ngón tay co cứng. Ông bèn bọc da thật dày quanh cán bút để cầm cho êm, giờ thì đến lượt cánh tay gồng lên đau nhức. Tuy nhiên, cuối cùng tác phẩm cũng hoàn thành. Nhan đề là SAU GIỜ HỌC, lấy theo tên một quán cà phê Keigo gặp ở ga khi đi chơi Kanazawa.

Nhan đề này về sau đã gây ra một số tranh cãi. Phía nhà xuất bản cho rằng nên đổi tên, “Sau giờ học” nghe đơn giản quá, nên biến tấu thành “Đóng cửa sau giờ học” hoặc “Phòng kín sau giờ học”. Keigo rất lấy làm khó hiểu, nhưng tôn trọng các nhà chuyên môn, ông quyết định đổi thành “Ác ma sau giờ học”. Cuối cùng trước khi công bố, nhà xuất bản lại nói thôi cứ giữ tên là “Sau giờ học”, vì đơn giản nhưng cũng mới lạ.

Ngoài ra, một số giám khảo cho rằng “động cơ phạm tội” hơi bình thường, ai lại nổi lên ý đồ sát nhân chỉ vì những nguyên nhân như thế. Giữa thời buổi mà các tiểu thuyết trinh thám đều đưa ra các động cơ sát nhân đầy ly kì thuyết phục, Keigo Higashino lại khẳng định rằng SAU GIỜ HỌC của ông theo đuổi hành vi sát nhân bắt nguồn từ những động cơ mà người ngoài nhìn vào thấy không hiểu được.

Cuối cùng, vào tháng 9/1985, SAU GIỜ HỌC với tư cách là tác phẩm đoạt giải Ranpo của năm đã lên kệ ở Nhật Bản. Ba mươi sáu năm sau đó, cuốn sách được phát hành ở Việt Nam.

“Sau Giờ Học” là một trong những tác phẩm đầu tay đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp viết lách của Higashino Keigo, một tên tuổi lớn trong thế giới tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản. Với sự hợp tác của người dịch Thúy Hương, cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm trinh thám mà còn mang đầy yếu tố tâm lý xã hội, phản ánh sâu sắc về môi trường giáo dục và những áp lực tâm lý đối với học sinh trung học.

Tóm Tắt: Câu chuyện xoay quanh một loạt các vụ án mạng xảy ra tại một trường trung học, mỗi vụ án đều được bày ra như một phần của một âm mưu lớn hơn. Tác phẩm là một hành trình đầy ẩn số, khiến độc giả phải đắm chìm trong từng trang sách để cùng nhau giải mã. Nhân vật chính không chỉ đối mặt với thách thức của việc giải quyết các vụ án mạng mà còn phải đối mặt với những vấn đề nội tâm phức tạp của bản thân và môi trường xung quanh họ.

Đánh Giá: “Sau Giờ Học” phản ánh rõ ràng phong cách viết của Higashino Keigo, nơi mà mỗi tuyến nhân vật, mỗi sự kiện đều được tính toán kỹ lưỡng và có mục đích nhất định. Higashino không chỉ là một cây bút trinh thám xuất sắc mà còn là một nhà văn có cái nhìn tinh tế về xã hội. Cách ông khai thác đề tài từ một môi trường học đường, nơi mà bất cứ ai cũng có thể tưởng tượng là an toàn và thuần khiết, để rồi biến nó thành nơi diễn ra những sự kiện đen tối, đã chứng minh được tài năng của mình.

Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, “Sau Giờ Học” còn mang đến cái nhìn sâu sắc về tâm lý con người, về những động cơ phạm tội mà theo như tác giả, có thể không được hiểu hoàn toàn bởi người ngoài. Đây là một điểm đặc biệt khiến tác phẩm của Higashino không chỉ dừng lại ở việc giải trí mà còn khiến người đọc phải suy ngẫm.

Một điểm nổi bật khác của cuốn sách là cách mà tác giả đã dùng những chi tiết nhỏ, những sự kiện tưởng chừng như không liên quan để dẫn dắt và sau cùng là kết nối chúng lại với nhau một cách logic và thuyết phục. Điều này không chỉ thể hiện kỹ năng viết lách xuất sắc mà còn cho thấy sự sáng tạo và tư duy logic tuyệt vời của Higashino.

“Sau Giờ Học” không chỉ là một tác phẩm cho những ai yêu thích thể loại trinh thám mà còn là một cuốn sách dành cho những ai quan tâm đến xã hội, tâm lý học và giáo dục. Higashino Keigo đã chứng minh rằng ông không chỉ viết về những bí ẩn cần được giải quyết mà còn về con người, về xã hội và những vấn đề sâu sắc hơn thế.

Vài mẩu chuyện với Keigo Higashino

Lần đầu tiên tôi gặp Keigo Higashino là khi anh đến làm khách mời cho một chương trình nấu ăn trên truyền hình. Trong cuộc hội ý trước khi ghi hình, trông anh thật trẻ, dáng người dong dỏng, ăn mặc chỉnh tề. Ngoại trừ kích cỡ gương mặt, còn lại cái gì anh cũng hơn tôi một bậc. Tôi trao đổi với cô nhân viên hậu đài, đánh phấn lên mặt, thoa chút má hồng rồi nhón chân bước vào trường quay.

Tới giờ ghi hình. Higashino làm món đậu phụ phủ khoai mỡ bào, còn tôi làm món cơm rang hành. Đậu phụ khoai mỡ là món ăn dễ làm, chỉ cần bào khoai mỡ rắc lên đậu phụ, bỏ thêm vài cọng cần tây, trứng cút rồi cho vào lò vi sóng quay là xong. Về mặt thẩm mỹ, món này nghèo nàn màu sắc, trông không hấp dẫn. Tôi đã nghĩ là mình sẽ thắng.

Món của tôi kể ra cũng không có gì đặc biệt, chỉ là sử dụng hành lá thay cho hành tây. Thật ra, đây là món ăn “học cấp tốc” tôi mới nhờ người bạn thích nấu ăn dạy cho hai ngày trước để mang lên TV. Hôm ghi hình cũng là hôm đầu tiên tôi nấu thử. Tôi đổ toàn bộ chỗ ớt xắt nhỏ đựng trong bát con vào chảo cơm rồi nếm thử, cảm giác cay xé như thể trong miệng có lửa. Món ăn tệ không thể tả, tôi bật ho vì cay.

Đến lúc ăn thử. Cô diễn viên đóng vai người ăn xúc một thìa cơm rang đưa lên miệng, cử chỉ hết sức duyên dáng. Một vài giây im lặng trôi qua. “Món này ăn vào mùa hè rất hợp. Cay nên sẽ kích thích sự thèm ăn.”

Thật là khéo léo. Cô ấy không nói “Món này ngon”.

Tôi ăn thử món đậu phụ. Vị nhàn nhạt của khoai mỡ và đậu phụ quện vào nhau một cách tinh tế, rất dễ ăn. Không, phải nói là khá ngon. Tôi quyết định bổ sung món này vào thực đơn nhà mình. Có nghĩa là, trong tiết mục thi nấu ăn, tôi thua anh ấy.

Sau khi ghi hình, chúng tôi rủ nhau đi uống rượu. Tôi và Higashino đều không ngại người lạ, lại cùng là dân Osaka nên trò chuyện rất hợp. Chúng tôi tới khu Shinjuku uống tới hơn 12 giờ đêm. Từ đó về sau, mỗi khi tôi lên Tokyo hay Higashino về Osaka là chúng tôi lại chén chú chén anh, dù không liên lạc gì nhiều.

Chúng tôi quen biết và giao thiệp với nhau như vậy đấy. Lần này, để viết vài lời cho cuốn Sau giờ học, tôi đã phỏng vấn Higashino.

“─ Hiroyuki Kurokawa”

“Tại sao anh viết tiểu thuyết và dự giải Edogawa Ranpo?”

“Vì công ty đang làm trả lương thấp quá.”

Thật là một câu trả lời rõ ràng!

“Đây là lần thứ mấy anh dự thi?”

“Lần thứ ba. Tôi nghĩ mình sẽ thử năm lần.”

Một năm trước khi Sau giờ học đoạt giải, tác phẩm dự thi hồi ấy đã vào tới vòng chung khảo.

“Tại sao lại là câu lạc bộ bắn cung?”

“Tôi đã định khi nào đó phải viết về bắn cung. Đây là môn thể thao thi đấu Olympic, vận động viên Nhật Bản cũng đạt huy chương bạc, nhưng vẫn khá ít người biết đến nó.”

Bốn năm học đại học, Higashino tham gia câu lạc bộ bắn cung. Lên năm ba, anh ấy còn làm đội trưởng.

“Anh đã nghĩ ra bí ẩn phòng kín như thế nào?”

“Câu hỏi khó quá. Không trả lời ngắn gọn được.”

Tôi thật ngốc khi hỏi câu này nhỉ.

“Câu hỏi cuối cùng. Cảm xúc khi viết xong Sau giờ học?”

“Tôi nghĩ độc giả sẽ đón nhận, còn đoạt giải hay không thì tùy vào may mắn.”

Câu trả lời rất thành thật.

Thôi, phần mào đầu đã khá dài, tôi xin dừng tại đây để sang nội dung chính. Có thể tôi sẽ đi sâu vào tiểu tiết kĩ thuật, tại tôi cũng làm nghề sáng tác mà.

Trước hết, đặc điểm lớn nhất của Sau giờ học là khả năng cài cắm. Nhiều dòng ngắn gọn tưởng chừng không đặc biệt hóa ra lại chứa đựng hàm ý cho diễn biến về sau. Chúng đan xen vào nhau, tạo nên lớp lang cho câu chuyện. Thật ra khi đọc, tôi không nhận ra đó là hàm ý. Có thể kể một vài ví dụ như sau.

Câu trả lời của Maejima trước câu hỏi, “Thưa thầy, trường hợp nào thì một học sinh cấp ba sẽ căm ghét người khác?”

“Với các cô bé đó, điều quan trọng nhất là những gì đẹp đẽ, thuần khiết, không giả tạo, thể hiện qua tình bạn, tình yêu, đôi khi qua khuôn mặt hay cơ thể mình, hoặc trừu tượng hơn là qua kỉ niệm hay giấc mơ. Cho nên các em sẽ căm thù những đối tượng phá hủy hay cướp đi điều quan trọng này.”

Lời thoại tuy ngắn, nhưng lại chính là chìa khóa giải mã động cơ.

Rồi tại giải đấu bắn cung cấp tỉnh.

“Ôi… ăn may ấy ạ. Buổi chiều chắc em sẽ bắn trượt nhiều.” Emi khiêm tốn nói, giọng lí nhí như muỗi kêu. Gần đây phong độ cô bé rất tốt, thi đấu vẫn duy trì được trạng thái ổn định, quả là đáng ngạc nhiên. Cơ thể mảnh khảnh thế kia, không biết sức mạnh tinh thần ấy lấy ở đâu ra?

Đây cũng là đoạn văn có tính tất yếu. Thêm nữa, hãy xem hành động của Yumiko, vợ Maejima.

Ra đến cửa thì chuông điện thoại lại reo. Dù phát chán, tôi vẫn dừng chân chờ xem. Không thấy Yumiko gọi, tôi mở cửa bước ra ngoài, lòng hơi băn khoăn lúc xuống cầu thang. Ở cú điện thứ ba này Yumiko nói nhỏ kì lạ, tôi không nghe thấy gì cả.

Những đoạn văn như vậy giăng khắp tác phẩm, khiến người đọc không thể lơ là. Hành động, suy luận, giải quyết, rồi lại hành động, suy luận, giải quyết… cuối cùng là kết thúc. Cài cắm nhiều lớp tạo nên tính ly kì, khiến người ta đọc không biết chán.

Tiếp theo là tính độc đáo của bí ẩn phòng kín. Động cơ giết người phức tạp, bẫy giăng tinh vi… Tất cả đều rất sáng tạo, và tôi đặc biệt cảm phục chi tiết bí ẩn giả để gài bẫy. Bản thân bí ẩn giả đã quá đầy đủ giá trị, vậy mà nó lại chỉ là hòn đá ném ra để đánh lừa. Thật quá “lãng phí”.

Về chi tiết. Tôi cũng từng làm giáo viên cấp ba một thời gian. Cơ cấu nhà trường, quan hệ giáo viên và học sinh, cách nói năng… đều đúng như mô tả. Cảnh tượng hội thao cho tới lúc Takei bị sát hại được miêu tả chính xác bất ngờ, chứng tỏ tác giả phải tìm hiểu rất công phu.

Về nhân vật. Tôi thích Yoko. Một chút phản kháng, nhưng lại rất thuần khiết. Vừa như người lớn, nhưng vẫn còn nét trẻ con. Tâm lý nữ sinh cấp ba được mô tả thật tài tình.

Về cách dẫn dắt câu chuyện. Đối với những người sáng tác như chúng tôi, sắp đặt tình tiết, tạo ra mâu thuẫn… là những công đoạn hết sức đau đầu, nhưng tác phẩm này xử lý cực kì khéo léo.

Maejima đi từ nhà thể chất ra phòng thay đồ, và…

“Quay vào thôi nhỉ?” Đang định trở lại nhà thể chất, tôi chợt dừng bước, vì sực nghĩ ra một việc muốn làm vào lúc này.

Tôi hồi tưởng tình hình lúc phát hiện Murahashi bị giết hại. “Hay mình thử phục dựng một lần nữa.” Đó là việc tôi vừa nghĩ ra.

Thoạt tiên tôi đặt tay lên cánh cửa, nhưng cửa bất động. Tôi bèn vòng ra sau, nhòm qua lỗ thông gió vào bên trong.

Đoạn này thật hay, mạch văn tự nhiên, và ở đoạn phá giải các bí ẩn cuối sách, tác giả không thuần túy liệt kê hội thoại, mà lồng ghép vào một buổi tập bắn cung. Vì thế, hội thoại chuyển động chứ không đứng im, khác với motif sáo mòn là tập hợp tất cả các bên liên quan vào một căn phòng, rồi “thám tử” lừng danh bắt đầu giải thích từng bí ẩn…

Sau giờ học là tác phẩm ra mắt của Higashino, đoạt Giải thưởng Edogawa Ranpo lần thứ 31. Sau tác phẩm này, anh tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm tham vọng khác như Tốt nghiệp, Án mạng ở biệt thự chim trắng, Án mạng ở khu nhà trọ sinh viên, Án mạng mười một chữ… Mỗi tác phẩm đều có bối cảnh, tuyến nhân vật, phong cách khác nhau, nhưng tư tưởng chính làm nền tảng thì không thay đổi.

Mỗi khi gặp nhau, chúng tôi lại chén chú chén anh và tám chuyện trên trời dưới bể. Cứ mỗi lần như vậy, tôi đều lấy làm lạ, không hiểu tư chất nhà văn ẩn chứa ở đâu trong dáng vẻ không hề giống nhà văn của Higashino.

Mời các bạn mượn đọc sách Sau Giờ Học của tác giả Higashino Keigo & Thúy Hương (dịch).